Bà bầu bị sùi mào gà phải làm sao?
Bị sùi mào gà trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Sùi mào gà thường do một số chủng virus HPV gây ra. Tuy nhiên, không phải tất cả các tình trạng nhiễm HPV đều gây ra sùi mào gà. Một số virus HPV gây sùi mào gà, một số khác có thể gây ung thư ở cả nam và nữ giới. Đặc biệt, HPV còn gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ . Vậy bà bầu bị sùi mào gà phải làm sao?
Bà bầu bị sùi mào gà là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khám định kỳ thường xuyên để tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị sùi mào gà
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới mẹ bầu tiểu khó khi mang thai:
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Một trong những nguyên nhân hàng đâu và dễ bắt gặp nhất khiến cho virus HPV xâm nhập. Lây lan nhanh chóng chính là thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Việc quan hệ tình dục không an toàn ngoài qua đường âm đạo thì qua đường miệng hay hậu môn cũng sẽ khiến bệnh lây nhiễm nhanh hơn.
2. Truyền nhiễm qua vết thương hở
Một nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào thường gặp nữa đó là lây nhiễm qua vết thương hở. Nếu mẹ bầu có vết thương trầy xước mà có tiếp xúc với người bị bệnh sùi mào gà như ôm hôn thì cũng có thể gây lây nhiễm bệnh.
3. Dùng chung đồ dùng cá nhân
Dùng đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, bông ngáy tai, dao cạo râu…Tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng vẫn có thể tiềm ẩm khả năng lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Dù khả năng tồn tại của virus HPV trong không khí không lâu nhưng vẫn có đủ thời gian gây ra tình trạng lây nhiễm.
Những biểu hiện bị sùi mào gà thường gặp ở bà bầu
Ban đầu, xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mềm như nhú gai màu hồng tươi với đường kính từ 1-2mm. Không đau, không ngứa, dễ chảy máu.
Sau một thời gian ngắn, các nốt sùi này phát triển về kích thước. Liên kết lại với nhau và trở thành những mảng trông giống như mào gà hoặc súp lơ. Bề mặt của sùi mềm, mủn, ẩm ướt. Bệnh có xu hướng lan rộng theo thời gian.
Vị trí tổn thương bị chảy máu, bội nhiễm nếu gãi, cọ xát, có mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, còn có thể kèm theo các triệu chứng như hạch bạch huyết vùng bẹn sưng phù, sốt nhẹ, mệt mỏi, tiểu khó, tiểu ra máu, khí hư bất thường
Cách chăm sóc cho bà bầu bị sùi mào gà
Nếu mụn cóc vùng kín lớn mà bác sĩ tiên lượng nó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở thì có thể loại bỏ chúng bằng phương pháp:
- Đóng băng mụn cóc vùng kín bằng ni tơ lỏng. Bệnh nhân mắc sùi mào gà không quá nặng được điều trị bằng phương pháp này. Đây là phương pháp truyền thống với ưu điểm trị bệnh an toàn, hiệu quả, tuy nhiên sẽ gây đau đớn cho người bệnh.
- Phẫu thuật để cắt bỏ mụn cóc.
- Sử dụng laser để đốt cháy mụn cóc đối với những bệnh nhân nhiễm vi rút nặng. Khi ấy tia laser có thể xâm nhập vào sâu âm đạo, tiêu diệt vi rút và các tổn thương, u nhú. Phương pháp được thực hiện trong vòng một giờ, tiến hành đốt laser ba lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà, trong đó có đốt laser. Phương pháp này ưu điểm là có thể triệt để loại bỏ nốt sùi trên da, ngăn chặn sự lây lan ra các tổ chức khác xung quanh.
Bà bầu bị sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi người mẹ mắc bệnh sùi mào gà và mang thai thì khả năng lây nhiễm qua cho thai nhi là rất cao. Vì virus sẽ lây truyền thông qua đường máu, nước ối rồi xâm nhập vào gây bệnh cho trẻ, những trẻ em bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ mẹ sẽ ảnh hưởng khả năng thị lực cũng như sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ nhiều trường hợp trẻ có thể tử vong ngay sau khi sinh ra do lây nhiễm sùi mào gà.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị sùi mào gà phải làm sao? Bà bầu bị sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị sùi mào gà.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp