Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao?
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu (Varicella) gây ra. Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu bà bầu bị thủy đậu thì virút có thể sẽ gây sảy thai. Ngoài ra, còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác đối với thai nhi, trong đó có hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Vầy bà bầu bị thủy đậu phải làm sao?
Bà bầu bị thủy đậu được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ điều trị bệnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị thủy đậu
Tác nhân gây bệnh thủy đậu
Tác nhân gây thủy đậu là virus Varicella-zoster hay virus Herpes zoster, thuộc họ Herpeviridae. Virus thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp.
Nguồn truyền nhiễm bệnh thủy đậu
- Nguồn lây lớn nhất là người bị thủy đậu; người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường kéo dài 4-5 ngày), và cho đến khi ban đóng vảy.
- Bệnh xảy ra ở mọi nơi trên toàn thế giới. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh thường gặp vào mùa đông và đầu xuân. Ở những nước nhiệt đới, người lớn hay bị mắc bệnh nhiều hơn.
- Cũng như các bệnh nhiễm khuẩn lây bằng đường không khí giọt nhỏ, mức độ mắc thủy đậu cao hơn trong các tháng lạnh. Dịch thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như dịch sởi.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị thủy đậu
Các triệu chứng của thủy đậu thường dễ nhận biết, tùy mức độ nặng nhẹ sẽ để lại những biến chứng khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình khi bị thủy đậu trong thai kỳ.
- Khi bệnh thủy đậu mới phát sinh, trên cơ thể mẹ bầu sẽ nổi những mụn nước có màu hồng nhạt ở các bộ phận như mặt, chân, tay, và nhanh chóng lan ra trên toàn thân trong vòng 24 giờ. Người bệnh có thể bị từ vài nốt mụn đến hơn 500 mụn nước trên cơ thể tùy theo bị nhiễm bệnh nặng nhẹ và cơ địa, sức đề kháng từng người khác nhau.
- Mụn nước do bệnh thủy đậu gây nên có kích thước nhỏ, bên trong có dịch nước. Tuy nhiên nếu bà bầu bị nhiễm nặng thì kích thước của mụn nước có thể lớn hơn thậm chí có màu đục do chứa mủ bên trong.
- Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh, thường kèm theo triệu chứng sốt cao có thể trên 40oC, đau đầu, đau họng, các cơ đau nhức, toàn thân mệt mỏi, rã rời, buồn nôn và nôn nhiều.
- Ở những vùng bị nổi mụn nước bạn có cảm giác nóng ran, ngứa rất nhiều, nếu bạn càng gãi, mụn nước bị vỡ ra thì bệnh càng nặng và nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng càng nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị thủy đậu cho mẹ bầu
Thủy đậu là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị thủy đậu.
1. Tiêm phòng trước khi mang thai
Trước khi có thai, chị em nên kiểm tra sức khỏe thật kỹ . Từ đó kịp thời tiêm phòng, đảm bảo có khoảng thời gian mang bầu khỏe mạnh nhất.
2. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị thủy đậu, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trong. Từ đó sẽ được tư vấn lộ đình điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.
3. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị thủy đậu cho mẹ bầu
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ. Nên dùng nước ấm để làm sạch cơ thể, tránh làm vỡ bóng nước sẽ lây lan bệnh lên vùng da khác nhanh hơn.
- Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để giảm tình trạng ngứa ngáy. Tuy nhiên, cần có sự cho phép của bác sĩ mới được sử dụng.
- Khi có dấu hiệu bệnh nặng hơn: co giật, sốt kéo dài… cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bà bầu bị thủy đậu có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nhiễm thủy đậu trong thai kỳ có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh của mẹ trong thai kỳ.
- Trước 28 tuần mang thai: Rất ít khả năng bị sảy thai. Tuy nhiên, em bé của bạn có thể phát triển hội chứng varicella thai nhi (FVS). FVS nguy hiểm ở chỗ dễ làm hỏng da, mắt, chân, tay, não, bàng quang hoặc ruột của em bé.
- Từ tuần thứ 28 đến 36 của thai kỳ: Virus tồn tại trong cơ thể bé nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nó có thể hoạt động trở lại trong vài năm đầu đời của em bé, gây ra bệnh zona thần kinh.
- Nếu bà bầu bị thủy đậu khoảng 2 đến 3 tuần trước khi sinh, có khả năng bạn sẽ truyền bệnh cho bé.
- Trong trường hợp mẹ bị phát ban thủy đậu vào tuần trước khi sinh con hoặc trong một vài ngày sau khi sinh, có đến 30% con bạn sẽ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Những lưu ý khi bà bầu bị thủy đậu
Bà bầu bị thủy đậu nên làm gì?
- Ngủ đủ giấc, bổ sung nhiều nước.
- Ăn nhiều loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như: chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, … Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm.
- Sau khi lành bệnh, các vết thương bắt đầu khô miệng và lên da non, nên sử dụng nghệ tươi ngay lúc này để trị sẹo lõm sau thủy đậu.
Cách làm:
Rửa sạch củ nghệ, cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài để phần nước từ bên trong được tiết ra. Thoa nước này đều xung quanh vùng sẹo mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, rồi sau đó tiếp tục bôi lên một lớp khác.
Bà bầu bị thủy đậu không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bệnh bị thủy đậu không nên ăn:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay.
- Đồ ăn quá mặn.
- Thịt gà.
- Hải sản.
- Nếp.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Bà bầu bị thủy đậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi nhiễm thủy đậu trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:
- Bà bầu bị thủy đậu 3 tháng cuối
- Bầu 37 tuần bị thủy đậu
- Bà bầu 7 tháng bị thủy đậu có sao không
- Bị thủy đậu khi mới mang thai
Các bài viết liên quan
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp