Bà bầu bị vị kim loại phải làm sao?
Các chuyên gia tin rằng dòng hormone khi mang thai mang lại sự thay đổi về khẩu vị ở phụ nữ, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên khi cơ thể vẫn đang cố gắng điều chỉnh để mang thai. Nhiều bà bầu có thể cảm thấy vị kim loại, bị cháy, chua hoặc ôi trong miệng. Thông thường, vị kim loại khi mang thai là tình trạng vô hại. Tuy nhiên nó có thể khiến tình trạng ốm nghén ở một số bà bầu trở nên tồi tệ hơn. Vậy bà bầu bị vị kim loại phải làm sao?
“Chứng vị kim loại thường không phải là một nguyên nhân gây lo ngại khi mang thai. Trong trường hợp vị kim loại gây ra khó khăn đáng kể cho bà bầu, hãy tham khảo bác sĩ để thay đổi chế độ ăn uống và các biện pháp phù hợp để tránh những vấn đề khác xảy ra”
Nguyên nhân của vị kim loại trong miệng khi mang thai là gì?
Nguyên nhân thực sự của một vị kim loại trong miệng khi mang thai vẫn chưa được xác định. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra:
- Hormone thai kỳ dường như là một yếu tố kiểm soát cảm giác vị giác của mẹ bầu. Sự thay đổi nồng độ estrogen khi mang thai có thể làm bà bầu bầu cảm thấy vị kim loại trong miệng.
- Giác quan giữa mùi và vị được liên kết chặt chẽ. Vì vậy, nếu ngửi phải mùi khó chịu, rất có thể nó cũng có thể gây ra vị khó chịu đó
- Tăng khả năng giữ nước của cơ thể khi mang thai có thể ảnh hưởng đến vị giác, gây ra vị kim loại khi mang thai
- Có thể có những lý do khác cho vị kim loại chẳng hạn như tiểu đường, viêm nướu, bệnh thận hoặc gan, ung thư hoặc các vấn đề về nha khoa
Những tình trạng vị kim loại thường gặp ở bà bầu
miệng có vị kim loại là như thế nào
triệu chứng đắng miệng khi mang thai
vị kim loại trong miệng khi mang thai
mùi kim loại trong miệng
vị kim loại là vị như thế nào
vị kim loại khi mang thai
làm sao hết vị kim loại trong miệng khi mang thai
vị kim loại buồn nôn khi mang thai
Mẹo điều trị vị kim loại khi mang thai
Một số lời khuyên hữu ích để giảm bớt ảnh hưởng của vị kim loại khi mang thai là:
- Thay đổi chế độ ăn uống như ăn vặt với bánh quy mặn có thể giúp giảm mùi vị kim loại
- Nhai kẹo cao su không đường có thể hữu ích
- Uống bạc hà cũng có thể hỗ trợ trong việc loại bỏ hương vị kim loại
- Uống nước lạnh cũng có thể giúp giảm bớt vị kim loại khi mang thai
- Duy trì vệ sinh răng miệng như đánh răng thường xuyên, làm sạch lưỡi, xỉa răng và sử dụng nước súc miệng.
- Uống nước thường xuyên, tốt nhất là với một quả chanh vắt.
- Táo xanh có thể thanh lọc vị kim loại
- Trà gừng hoặc rượu gừng có thể là một phương thuốc hiệu quả để loại bỏ mùi vị kim loại trong miệng
- Ăn thực phẩm ướp trong giấm cũng có thể hữu ích trong điều trị chứng vị kim loại.
- Thực phẩm có vị chua như dưa chua, nước ép cam quýt, v.v… có thể giúp giảm vị kim loại khi mang thai.
- Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu vị kim loại khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn đáng kể hoặc bà bầu bị mất vị giác
Bà bầu bị vị kim loại có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị vị kim loại có thể sẽ dẫn đến việc ăn không ngon, cơ thể suy nhược. Chán ăn, bỏ bữa khiến mẹ bầu không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, thai nhi bị ốm yếu, có khả năng sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Lưu ý cho bà bầu bị vị kim loại
- Sử dụng bát đĩa, đồ nấu nướng không phải là kim loại
- Hãy kiểm tra sức khỏe và các vấn đề về răng miệng
- Uống nhiều nước
- Đánh răng sau khi ăn
- Không hút thuốc lá
- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ăn kẹo bạc hà không đường
- Trao đổi với bác sĩ nếu bà bầu bị vị kim loại kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị vị kim loại phải làm sao? Bà bầu bị vị kim loại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị vị kim loại.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp