Bà bầu bị viêm amidan phải làm sao?
Viêm amidan là tình trạng bệnh viêm nhiễm ở amidan, khi trong các hốc và múi amidan bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến tổn thương, khiến các tế bào biểu mô phủ amidan bị biến đối ác tính. Bệnh viêm amidan có 2 thể thường gặp là 2 giai đoạn phát triển của bệnh là thể cấp tính và thể mãn tính, quá phát. Viêm amidan cấp tính giai đoạn phát triển đầu của bệnh, nếu không được điều trị tốt, bệnh sẽ phát triển sang mãn tính dẫn đến nhiều thể biến chứng nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là viêm amidan hốc mủ. Bà bầu bị viêm amidan thường rất mệt mỏi, sức khỏe suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Vậy bà bầu bị viêm amidan phải làm sao?
Bà bầu bị viêm amidan được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý sử dụng thuốc. Ngoài ra, việc theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh kết hợp với các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà sẽ giúp bệnh mau khỏi.

Các nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị viêm amidan
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng viêm amidan ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
Do vi khuẩn
Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan nhưng phổ biến nhất là do bị vi khuẩn tấn công và sức đề kháng của cơ thể kém. Các vi khuẩn thường gặp gây viêm amidan là: H.influenzae, tụ cầu, xoắn khuẩn Vincent, liên cầu khuẩn nhóm A,…Các vi khuẩn này nếu không được kiểm soát sẽ gây viêm họng, amidan dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như làm tổn thương cầu thận, bao khớp, van tim,…
Một số nguyên nhân khác
- Nhiễm khuẩn từ các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Do trào ngược dịch dạ dày thực quản lên vùng mũi họng.
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Vệ sinh răng miệng kém.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị viêm amidan
Các triệu chứng của viên amidan thường dễ nhận biết, điển hình như:
1. Biểu hiện của viêm amidan cấp tính
- Sốt cao, nhức đầu.
- Cơ thể mệt mỏi, đau rát họng.
- Ho nhiều thành từng cơn, ho có đờm nhày, khản tiếng, đau tức ngực.
- Môi khô, lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng bẩn
- Nếu bệnh do virus gây ra vùng niêm mạc họng sẽ bị đỏ rực, xuất tiết trong, amidan và các tổ chức bạch huyết của thành họng bị sưng to và đỏ.
- Nếu bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn, amidan sẽ bị sưng to và đỏ, trên về mặt amidan có nhiều chấm mủ trắng hoặc mảng bữa trắng. Hạch dưới hàm sưng, đau.
2. Biểu hiện của viêm amidan mãn tính
- Sốt nhẹ hoặc không bị sốt.
- Họng ngứa rát, khó chịu khi nuốt, ho khan khặc nhổ, hơi thở có mùi hôi.
- Ho khan từng cơn, đặc biệt vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
- Khản tiếng, mất giọng.
- Hơi thở khò khè, đêm ngủ ngáy to.
Cách điều trị viêm amidan cho mẹ bầu

Viêm amidan là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị viêm amidan.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Để hạn chế bệnh viêm amidan và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
2. Các phương pháp chữa amidan bằng Tây y
Điều trị nội khoa
Là phương pháp sử dụng các loại thuốc điều trị để ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của bệnh viêm amidan. Đây là cách chữa được nhiều người lựa chọn, tiện lợi, dễ sử dụng và có tác dụng nhanh chóng. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là: thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc ho, thuốc hạ sốt, súc họng,…Tùy vào từng tình trạng và triệu chứng của bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Điều trị ngoại khoa
Là phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa, được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng dùng thuốc điều trị không cho hiệu quả tốt. Phương pháp này có thể loại bỏ tức thì vùng amidan bị viêm, khỏi bệnh nhanh chóng. Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt amidan hoàn toàn không gây đau đớn, mệt mỏi và xâm lấn.
3. Chữa trị cho bà bầu bị viêm amidan bằng các phương thuốc dân gian
Thuốc dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc trong cuộc sống để điều trị bệnh nên rất an toàn và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên các bà bầu bị viêm amidan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để có được lựa chọn phù hợp cho tình trạng của mình
Chữa viêm amidan an toàn bằng chanh và muối
Các mẹ chỉ cần vắt chanh pha với nước ấm rồi cho vào 1 muỗng muối, khuấy cho dung dịch này tan đều và dùng để súc miệng. Mỗi ngày súc miệng với dung dịch này sẽ giúp giảm viêm amidan và rát cổ họng.
Chữa viêm amidan cho bà bầu bằng bột nghệ
Trong nghệ chứa nhiều thành phần kháng khuẩn và chống viêm, chữa lành vết thương và phòng ngừa bệnh tật rất tuyệt vời. Pha 1 muỗng bột nghệ với nước nóng rồi cho vào 1 ít muối khuấy đều để uống. Thực hiện liên tục 3-5 ngày sẽ thấy giảm thiểu các triệu chứng viêm amidan.
Cách chữa viêm amidan an toàn cho mẹ bầu bằng tỏi
Chất kháng sinh allicin của tỏi cùng với glucogen, fitonxit có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và kháng viêm rất mạnh. Vì thế có thể giúp tiêu diệt được cả virus và vi khuẩn gây viêm amidan.
Trước tiên, các mẹ hãy chuẩn bị sẵn 10g tỏi đã bóc vỏ và cho vào ngâm với dấm trong 1 tháng. Khi bị viêm amidan, hạy thái tỏi thành những lát mỏng và ngậm trong miệng 10-15 phút để giảm đau họng và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.
Bà bầu bị viêm amidan có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Hầu hết các bệnh nhân viêm amidan đều có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp nặng hơn – viêm amidan hốc mủ sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu như bạn không kịp thời điều trị. Trường hợp này có thể dẫn đến sẩy thai, đứa trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh,…
Nhiều bà bầu lầm tưởng rằng bị viêm amidan chỉ ngậm thuốc ở vùng miệng, thuốc chỉ tác dụng lên vòm miệng. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ dù là thuốc dùng tại chỗ nhưng một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn bị hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ. Vì vậy, các mẹ cần chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc. Nếu cần sử dụng, phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Những lưu ý khi bà bầu bị viêm amidan
Bà bầu bị viêm amidan nên ăn gì?
Những nhóm thực phẩm tốt cho mẹ bầu khi bị viêm amidan:
- Vitamin C
Có thể tìm thấy vitamin C ở các loại trái cây có vị chua, rau quả tươi,… Vitamin C sẽ giúp tăng quá trình hấp thụ sắt, thúc đẩy hình thành collagen, bài tiết chất độc khỏi cơ thể, chống cảm lạnh và bảo vệ da.
- Protein
Chất này sẽ giúp bổ sung năng lượng cho mẹ và bé, cải thiện giấc ngủ, ổn định huyết áp, tăng khả năng hồi phục của cơ thể. Có thể bổ sung protein từ các loại đậu: đậu đỏ, đậu phộng,…
- Sắt
Sắt có tác dụng giúp tăng lưu lượng máu, hỗ trợ máu đi khắp cơ thể tăng đề kháng. Chất sắt có nhiều trong các loại quả đỏ, rau dền, cải bó xôi,…
- Kẽm
Thành phần này là nguyên tố vi lượng giúp tăng cao sức khỏe đề kháng. Kẽm có nhiều trong sò, ngao, củ cải trắng,…
Bà bầu bị viêm amidan không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị viêm amidan không nên ăn:
- Đồ ăn cay nóng. Niêm mạc họng trong những ngày bệnh sẽ rất mỏng manh yếu ớt. Ăn đồ cay sẽ làm đau rát thành họng.
- Đồ ăn nướng, chiên, xào nhiều dầu mỡ. Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ rất khó tiêu hóa, không tốt cho dạ dày của mẹ bầu và dễ làm nôn nghén, mệt mỏi.
- Nước lạnh, nước có ga. Những loại thực phẩm này sẽ làm tổn thương thành họng và dạ dày.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị viêm amidan phải làm sao? Bà bầu bị viêm amidan có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị viêm amidan trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:
- Bà bầu bị viêm amidan có nguy hiểm không
- Viêm amidan khi mang thai 3 tháng đầu
- Cách chữa viêm amidan hốc mủ cho bà bầu
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp