Bà bầu bị viêm lộ tuyến phải làm sao?
Viêm lộ tuyến (còn gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung) là tình trạng người bệnh bị viêm nhiễm, lở loét ở cùng tử cung do sự tấn công của vi khuẩn, nấm. Đây là một chứng bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đa phần các trường hợp phát hiện bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai rơi vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Tuy bản chất là tổn thương lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy bà bầu bị viêm lộ tuyến phải làm sao?
Bà bầu bị viêm lộ tuyến được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị viêm lộ tuyến
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng viêm lộ tuyến ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai, các hormone trong cơ thể tăng lên, khí hư sinh lý ra nhiều, hệ miễn dịch suy yếu là những yếu tố khiến cho vi khuẩn, nấm xâm nhập. Nếu không vệ sinh sạch sẽ bà bầu rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Trong đó có bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.
2. Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
Việc lười vệ sinh vùng kín hay vệ sinh không khoa học như: thụt rửa âm đạo quá sâu, sử dụng các loại dung dịch vệ sinh không phù hợp,…sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành căn bệnh viêm lộ tuyến ở bà bầu.
3. Nạo phá thai nhiều lần
Việc phá thai nhiều lần không những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ mà còn là một trong các nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm lộ tuyến. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ nhạy cảm và sức đề kháng giảm xuống, việc nạo, phá thai nhiều lần sẽ khiến tử cung bị tổn thương. Sau thời gian dài cổ tử cung bị dịch viêm bao phủ gây loét và hình thành bệnh.
4. Quan hệ tình dục không an toàn
Khi bà bầu có hành vi quan hệ tình dục không an toàn hay thô bạo sẽ khiến cổ tử cung bị tổn thương. Việc này không những ảnh hưởng đến sức khẻo thai nhi mà còn ảnh hưởng đến tử cung và hình thành bệnh viêm lộ tuyến.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị viêm lộ tuyến
Các triệu chứng của viêm lộ tuyến thường dễ nhận biết, điển hình như:
Khí hư, vón cục, có màu bất thường (màu trắng đục, xanh hoặc vàng), có bọt và có mùi hôi vô cùng khó chịu.
Ngứa rát vùng kín.
Đau bụng dưới và phần eo.
Rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt.
Xuất huyết khi quan hệ.
Những tình trạng viêm lộ tuyến thường gặp ở bà bầu
- Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không.
- Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cho bà bầu.
- Muốn có thai khi bị viêm lộ tuyến.
- Viêm lộ tuyến khi mang thai đặt thuốc gì.
- Đốt viêm lộ tuyến cổ mang thai được không.
Cách điều trị viêm lộ tuyến cho mẹ bầu

Viêm lộ tuyến là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị viêm lộ tuyến.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị viêm lộ tuyến, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Khí hư, vón cục, có màu bất thường (màu trắng đục, xanh hoặc vàng), có bọt và có mùi hôi vô cùng khó chịu.
- Ngứa rát vùng kín.
- Đau bụng dưới và phần eo.
- Rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị viêm lộ tuyến tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với thường xuyên vận động sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Không tự ý thụt rửa âm đạo quá sâu, sử dụng loại dung dịch vệ sinh có độ pH vừa phải.
- Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, tránh mặc quần lót quá chật.
- Uống nhiều nước, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
- Tập thể thao nhẹ nhàng.
- Hạn chế quan hệ tình dục.
- Sử dụng rau diếp cá.
Lá diếp cá có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, đặc biệt là các loại vi khuẩn, nấm gây viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bà bầu cần chuẩn bị 20g rau, 10g bồ kết và 1 củ tỏi, đem rau diếp cá vò nát, tỏi dập nhỏ; rồi cho vào đun cùng bồ kết trong vòng 20 phút để các tinh chất phai ra nước. Mẹ bầu đổ nước vừa đun sôi ra chậu rồi xông vùng kín. Sau khi xông, mẹ bầu dùng nước xông đã nguội để rửa lại “cô bé” một lần nữa rồi dùng khăn mềm lau khô. Mẹ bầu duy trì mỗi ngày xông 1 lần trong 1 – 2 tuần.
- Sử dụng lá trầu không.
Lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế được nhiều chủng vi khuẩn và chủng nấm. Mẹ bầu chỉ cần hái một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng bám trên lá. Sau khi ráo nước, lá trầu không được đem đun sôi cùng 1 muỗng café muối ăn để tăng hiệu quả chữa bệnh. Nước đun sôi khoảng 10 phút thì mẹ tắt bếp và để nguội bớt rồi dùng làm dung dịch vệ sinh bên ngoài vùng kín.
Bà bầu bị viêm lộ tuyến có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gây ra tình trạng khí hư bất thường có mùi hôi, đau rát khi đi tiểu và tiểu nhiều, tiểu rắt,… Từ đó sẽ gây khó chịu, mất tự tin cho bà bầu, ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu. Mặt khác, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Trường hợp bệnh nặng, không được kiểm soát tốt, có thể gây ra sảy thai. Thậm chí, xâm lấn đến cổ tử cung sẽ khiến các tế bào tại đây có phản ứng tăng sinh quá mức và tăng cao khả năng mắc bệnh ung thư của phụ nữ mang thai.
Những lưu ý khi bà bầu bị viêm lộ tuyến
Bà bầu bị viêm lộ tuyến nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh viêm lộ tuyến:
- Ăn nhiều tỏi. Tỏi có tác dụng giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch, giúp chống viêm và có công dụng chống nấm sản sinh ở vùng kín.
- Axit Omega. Bà bầu nên thường xuyên ăn các loại cá như cá thu, cá hồi… Những thực phẩm này giàu Omega, làm tăng sức đề kháng chống lại viêm.
- Cung cấp nhiều rau xanh và trái cây. Trong rau xanh và trái cây có nhiều Vitamin và chất xơ. Những thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe, giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn tăng khả năng sức đề kháng giúp chống lại viêm nhiễm.
- Ăn nhiều sữa chua. Sử dụng sữa chua hằng ngày sẽ giúp cho vi khuẩn có lợi phát triển mạnh. Từ đó giúp kiềm hãm vi khuẩn có hại trong nấm âm đạo.
- Sử dụng nhiều dầu Oliu. Dầu Oliu sẽ có tác dụng như thuốc giảm đau, kháng viêm cho cơ thể.
Bà bầu bị viêm lộ tuyến không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị viêm lộ tuyến không nên ăn:
- Những loại thực phẩm, gia vị cay nóng.
- Hạn chế ăn đồ ngọt.
- Không nên ăn nhiều hải sản.
- Các chất kích thích.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị viêm lộ tuyến phải làm sao? Bà bầu bị viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị viêm lộ tuyến trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp