Bà bầu bị xuất huyết tử cung phải làm sao?
Xuất huyết tử cung khi mang thai xảy ra với khoảng 25%. Nó do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được kiểm tra sớm vì có thể gây nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ và con. Vậy bà bầu bị xuất huyết tử cung phải làm sao?
Xuất huyết tử cung khi mang thai xảy ra với khoảng 25%. Mẹ bầu cần được kiểm tra định kỳ để tránh nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ và con
Những trường hợp xuất huyết bà bầu thường quan tâm
- Triệu chứng bà bầu bị xuất huyết tử cung
- Tác hại của xuất huyết tử cung đối với mẹ bầu
- Nguyên nhân khiến bà bầu bị xuất huyết tử cung
- Bà bầu bị xuất huyết tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Cách chữa trị xuất huyết tử cung
Nguyên nhân khiến xuất huyết tử cung khi mang thai
Hiện tượng xuất huyết tử cung khi mang thai có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tình trạng này có thể do sự thay đổi nội mạc tử cung trong quá trình chuẩn bị đón trứng vào làm tổ. Theo đó, hiện tượng xuất huyết xảy ra từ 1 – 2 tuần từ thời điểm thụ thai. Theo thống kê, có khoảng 20-30% phụ nữ mang thai bị chảy máu vùng kín trong thời gian đầu của thai kỳ, có thể rơi vào các trường hợp như sau:
- Dọa sảy thai
- Thai lưu
- Thai lạc chỗ
- Thai trứng
- Nhau bong non
- Nhau tiền đạo
- Các trường hợp khác
Triệu chứng bà bầu bị xuất huyết tử cung
Hiện tượng ra máu trong ba tháng đầu của thai kỳ xảy ra với khoảng 15% – 25% phụ nữ mang thai. Chảy máu nhẹ hoặc lốm đốm máu thường gặp trong vòng 1 – 2 tuần sau khi thụ tinh. Cổ tử cung là khu vực dễ xảy ra chảy máu nhất, vì vùng này có rất nhiều mạch máu phát triển trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, bà bầu hoàn toàn có thể bị ra máu khi quan hệ tình dục, sau khi làm xét nghiệm Pap hoặc khám phụ khoa.
Tác hại của xuất huyết tử cung khi mang thai
Xuất huyết tử cung cũng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ, đặc biệt là các tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu chuyển dạ xuất hiện trước tuần thai thứ 37, rất có khả năng đó là dấu hiệu của sinh non. Những biểu hiện khác của chuyển dạ sinh non bao gồm:
- Thay đổi về dịch tiết âm đạo (âm đạo trở nên ẩm ướt, nhiều chất nhầy, có thể lẫn máu) hoặc tăng lượng dịch tiết âm đạo.
- Cảm thấy áp lực lên vùng chậu hoặc dưới bụng
- Đau lưng dưới liên tục, âm ỉ
- Chuột rút nhẹ ở bụng, có thể kèm theo tiêu chảy
- Co thắt tử cung liên tục, nhưng thường không đau (xảy ra 4 lần mỗi 20 phút, hoặc 8 lần trong một giờ, liên tục trong vài giờ)
- Vỡ ối (nước ối tháo ra rất nhiều hoặc rỉ ra một cách từ từ)
Cách chữa trị xuất huyết tử cung khi mang thai
Mẹ bầu bị xuất huyết tử cung cần phải đến bệnh viện thăm khám bác sĩ ngay lập tức, thậm chí khi đã ngừng chảy máu. Bà bầu sẽ được khám âm đạo, thực hiện siêu âm, làm xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá tình trạng xuất huyết khi mang thai, từ đó tìm ra phương hướng xử lý tối ưu nhất.
Bà bầu bị xuất huyết tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu có thể ra máu khi mang thai tháng đầu hoặc các tháng sau của thai kỳ. Chảy máu trong giai đoạn đầu thường gặp hơn. Đa số các trường hợp mẹ bầu bị ra máu không phải là bệnh lý và không gây nguy hiểm đến thai nhi. Mặt khác, chảy máu khi mang thai giai đoạn cuối thường nghiêm trọng hơn. Khi nhận thấy triệu chứng xuất huyết, tốt nhất bà bầu nên đến bệnh viện để thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa để được chăm sóc và điều trị kịp thời phòng trường hợp như sinh non hay sảy thai.
Lưu ý cho bà bầu khi bị xuất huyết tử cung
Khi phát hiện dấu hiệu chảy máu bất thường, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sản phụ khoa sẽ thực hiện chẩn đoán và kiểm tra khả năng mắc bệnh. Hầu hết các rối loạn rất dễ phát hiện, không nghiêm trọng và có thể điều trị được ngay. Một số khác có thể nghiêm trọng hơn và cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị xuất huyết tử cung phải làm sao? Bà bầu bị xuất huyết tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị xuất huyết tử cung.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp