Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn. Khiến cơ thể mẹ cảm thấy nặng nề hơn. Khiến cho việc đi lại cũng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn, tăng kích cỡ bụng. Trong đó bị phù chân khiến bà bầu cảm giác khó chịu nhất. Cho nên bà bầu cần chú ý đến sức khỏe và ăn uống. Bà bầu nên ăn gì khi bị phù chân?
Thực phẩm bà bầu nên ăn khi bị phù chân
Giàu chất kali
Kali là khoáng chất với tỷ lệ chiếm nhiều thứ ba trong cơ thể. Kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh chất lỏng, gửi tín hiệu đến hệ thần kinh và điều chỉnh các cơn co cơ bắp.
Lợi ích từ kali mang lại
- Giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng. Kiểm soát lượng nước bên trong các tế bào.
- Vai trò quan trọng với hệ thần kinh.
- Giúp điều hòa co thắt cơ bắp và tim. Duy trì nhịp tim được đều đặn.
- Rất tốt cho người bệnh cao huyết áp, giúp giảm được nguy cơ đứt hoặc tắc nghẽn mạch máu não, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng phù nề ở phụ nữ có thai.
Ảnh hưởng khi bị thiếu kali
- Huyết áp cao do thành mạch bị co giãn, khiến huyết tăng cao
- Chuột rút và có bắp yếu
- Tim đập nhanh
- Hoa mắt chóng mặt
- Táo bón
Những loại thực phẩm có chứa kali
- Các loại rau, trái cây như nho, chuối, cam, cà chua,
- Củ cải đỏ luộc
- Bông cải xanh luộc, làm món canh
- Xu hào
- Khoai tây đút lò hay để nguyên vỏ, luộc
- Đậu xanh
Giàu chất sắt
Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết đối với cơ thể chúng ta. Sắt chiếm tỉ lệ 0.004% được phân bố ở mỗi tế bào của cơ thể. Sắt có vai trò hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Sắt có trong một số món ăn bà bầu nên ăn khi bị phù chân.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để giúp mẹ “làm mềm” cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể “nở rộng” ra để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này gây nên hiện tượng phù nề cho mẹ bầu. Ngoài bổ sung sắt bằng thức ăn thì việc uống sắt giúp phòng tránh thiếu máu và tốt cho thai nhi.
Ảnh hưởng khi bị thiếu chất sắt
- Cơ thể trở nên mệt mỏi gần như không có năng lượng, khó tập trung.
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Khó thở, tức ngực.
Những loại thực phẩm giàu chất sắt
- Rau bina
- Bông cải xanh
- Đậu lăng
- Thịt bò
- Tăng cường bổ sung viên sắt
- Lòng đỏ trứng gà
- Trái cây sấy khô
Những lưu ý bà bầu nên ăn gì khi bị phù chân?
- Tránh ăn nhiều muối, đồ ăn quá mặn. Khiến cơ thể bà bàu giữ lại nước. Làm tình trạng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bà bầu nên uống nước cam hoặc chanh pha với nước ấm hàng ngày để giảm phù chân.
- Kết hợp giữa ăn uống và luyện tập thể dục. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu cũng góp phần làm giảm chứng phù chân. Giãn cơ và bài tập yoga cho bà bầu cũng rất tốt đấy
- Massage cũng là một trong những cách làm giản cơn khó chịu khi bị phù chân.
- Chú ý chỉ nên bổ sung đủ lượng kali cho cơ thể bị thiếu. Tăng kali làm nhịp tim mẹ bầu cũng tăng theo, hô hấp khó khăn. Ngoài ra còn gây táo bón thay kỳ, ợ nóng…
- Trường hợp tình trạng phù chân không kiểm soát hoặc bất thường bà bầu nên đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh.
Phù chân hay tay đều là những việc không thể tránh khỏi khi mang thai. Vì thế chúng ta nên tìm cách làm giảm hoặc hạn chế phù chân xảy ra. Ăn uống lành mạnh những thực phẩm có nhiều chất vitamin. Và có chế độ nghỉ ngơi thư giãn hợp lí là đã có thể khống chế phần nào chứng phù chân.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị phù nề nên ăn gì ?
- Bà bầu bị chảm máu cam nên ăn gì ?
- Bà bầu thèm ngọt nên ăn bánh gì?
- Bà bầu ăn gì để không tăng nhiều cân
Nguồn: Tổng hợp