Theo tài liệu Đông Y: Bách xù có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong, tán hàn, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc, lợi niệu. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !


Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Bách xù, Viên bách, Tùng xù, Bách tròn, Cối tía, Tử cối.
- Tên khoa học: Juniperus chinensis L.
- Họ: Bách (Cupressaceae)
2. Mô tả cây
- Cây gỗ, ,thường xanh. Thân hình trụ, cành nhỏ tròn hơi vuông. Lá nọc áp sát vào cành, hình kim ở cành non và dang vảy ở cành già. Lá dạng vảy, xếp dày đặc, đầu tù, có tuyến ở gân giữa lá.
- Cụm hoa Bách xù là những nón, đực và cái riêng, nón đực hình trứng dài, nón cái hình cầu.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Bách xù là cây hơi chịu bóng hoặc có thể trồng được cả những nơi trống trải (vùng núi cao), sinh trưởng và phát triển trong điều kiện có khí hậu ẩm mát
- Bách xù phân bố ở vùng Đông Nam Á bao gồm Mông cổ, Trung quốc, Triều tiên và Nhật bản. Cây đã được nhập trồng cả một số nước khác ở châu á, châu âu và châu mỹ. Ở việt nam , bách xù được nhập nội vào thời gian nào chưa rõ, song có những cây được trồng ở tam đảo, hà nội và một số địa phương khác có khoảng 100 tuổi.
Thu hoạch
- Từ tháng 10 đến tháng 2 hằng năm, người ta thu hoạch quả bách xù hoàn toàn bằng phương pháp thủ công khi chúng còn xanh để chuẩn bị làm rượu.
Bộ phận dùng
- Cành, lá và vỏ thân, tinh dầu
Chế biến
- Bằng phương pháp thủ công khi chúng còn xanh để chuẩn bị làm rượu.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Lá bách xù chứa deoxypodophylotoxin chất này có tác dụng độc với tế bào.
- Tinh dầu từ lá bách xù có cedrol, thujosen và cedrol.
- Cành và lá có acid sandaracopimaric, isocupressic, 12 – hydroxyl – 6, 7 – secoabieta – 8. 11 , 13 – trien – 6, 7 – dial
B. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng chống u:
Cao chiết cồn cành lá bách xù và mỗi một số thành phần như acid sandaracopimaric, acid isocupressic, 12 – hydroxyl – 6, 7 – secoabieta – 8. 11 , 13 – trien – 6, 7 – dial. Một số dẫn chất của podophyllotoxin có tác dụng chống độc, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu P-388 và tế bào sarcoma ở chuột nhắt trắng.
2. Tác dụng gây sảy thai:
Cao gây sẩy thai là do tác dụng độc toàn thân của cây, chứ không phải tác dụng đặc hiệu trên tử cung. Vì vậy không nên dung để gây sảy thai.
[elementor-template id="263870"]
3. Tác dụng độc:
Tinh dầu có tác dụng kích ứng cục bộ, bôi trên da lâu ngày sẽ gây viêm da. Nếu uống quá liều sẽ gây phản ứng trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đi ngoài, đau bụng và có thể tử vong.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Bách xù có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, có độc
Qui Kinh
- Chưa có nghiên cứu.
Công năng
- Tác dụng khu phong, tán hàn, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc, lợi niệu.
Công Dụng
- Cây có thể được sử dụng điều trị:
- Các vấn đề về tiêu hoá bao gồm đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, đầy bụng, ăn mất ngon cũng như nhiễm trùng đường tiêu hóa và giun đường ruột;
- Nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận và sỏi bàng quang;
- Sẹo lồi, tiểu đường và ung thư;
- Các vết thương và đau khớp, cơ;
- Viêm khí quản.
Lưu Ý
- Sử dụng cây trên da có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm kích ứng, nóng, đỏ và sưng.
- Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Liều dùng
- Liều dùng của cây có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Bài thuốc sử dụng
1. Bách xù được dùng chữa cảm mạo phong hàn, co quắp, thổ tả, phong thấp, đau nhức xương, hoàng đản.
- Ngày dùng 30 – 40 g cành lá, sắc uống
- Hoặc uống tinh dầu, 10 – 15 giọt với đường, ngày 2 – 3 lần; kết hợp xoa ngoài. Lá bách xù tươi, giã nát, đắp chữa mày đay, nhọt độc.
2. Bách xù thường được trồng làm cảnh, hạt ép lấy dầu nhờn.
- Cành lá được dùng cất tinh dầu, mạt cưa của cây và gỗ thân cây để làm hương thắp.
3. Chữa phong thấp, xương khớp đau nhức:
- Bách xù, lõi thong, huyết đằng, mộc thong, mỗi vị 10 – 20 g, sắc uống.
4. Chữa vàng da do sưng gan và viêm gan mạn:
- Lõi cây bách xù, thái miếng mỏng, phơi khô 30g, sắc uống (Bách gia trân tang)
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam