hầu hết chúng ta đều ít nhất một lần bị căng thẳng và cảm thấy áp lực với mọi thứ. Và chúng ta thường chọn cách đi du lịch, tụ tập bạn bè hoặc nghe nhạc, xem phim để giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên có một phương pháp giảm căng thẳng hiệu quả và tiện lợi hơn mà bạn có thể chưa biết đến, đó là các bài tập thở.
Cùng Songkhoe.Medplus tìm hiểu về Bài thở sâu giúp giảm căng thẳng hiệu quả nhé!
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết về rèn luyện khác:
- 10 Bài tập tốt nhất giúp thon gọn và săn chắc đùi
- 9 Bài tập đơn giản cải thiện cánh tay chảy xệ
- 11 lợi ích của đi bộ nhanh
1. Bhastrika Pranayama – Bài tập thay đổi nhịp thở
Bhastrika Pranayama là một kỹ thuật thở sâu trong yoga rất hiệu quả. Bài tập này sẽ giúp bạn làm sạch lỗ mũi và xoang, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thay vì uống cà phê, bạn hãy thử bài tập bhastrika pranayama nhé. Để thực hiện, bạn hãy:
- Ngồi ở tư thế hoa sen, lưng thẳng, lòng bàn tay hướng lên trên và đặt trên đầu gối, đầu ngón tay cái và ngón áp út hướng lên cao hơn so với những ngón khác
- Hít một hơi thật sâu hết mức có thể để bơm đầy oxy cho phổi. Sau đó, thở mạnh ra. Lặp lại khoảng 5 – 10 lần.
- Hãy nhớ hơi thở của bạn phải đến từ cơ hoành và bụng, đồng thời phải di chuyển ra vào. Khi bạn thở, phần còn lại của cơ thể phải được giữ nguyên. Khi thở, hãy quan sát những cảm giác trong cơ thể và tâm trí.
Lợi ích:
- Tăng cường chức năng của phổi, ngăn ngừa bệnh hen suyễn
- Xoa dịu tâm trí và ngăn ngừa dị ứng
- Thanh lọc hơi thở và cải thiện sức khỏe tim mạch
- Hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường và nâng cao hệ miễn dịch
- Mang lại sự bình yên cho tâm trí.
2. Kapalbhati Pranayama – Bài tập thở làm sạch thùy trán
Kapalbhati Pranayama là kỹ thuật thở mang đến cho bạn sự tỉnh táo và một tinh thần minh mẫn nếu luyện tập thường xuyên. Bài tập thở này có tác dụng loại bỏ không khí độc hại ra khỏi cơ thể. Để thực hiện tư thế này, bạn hãy:
- Ngồi ở tư thế bán hoa sen và đặt lòng bàn tay lên trên đầu gối. Tập trung vào vùng bụng.
- Thả lỏng cơ bụng, hít sâu bằng mũi để bơm đầy oxy cho phổi và thở ra thật chậm bằng miệng.
- Nếu đặt tay lên bụng, bạn sẽ cảm nhận được bụng phình ra khi hít vào và hóp vô khi thở ra.
- Lặp lại khoảng 20 lần. Sau khi thực hiện xong mỗi lần, hãy nhắm mắt lại và quan sát cơ thể.
Lợi ích:
- Cải thiện chức năng của gan và thận
- Xóa bỏ quầng thâm mắt và giảm mỏi mắt
- Xoa dịu não bộ và trẻ hóa cơ thể
- Loại bỏ các vấn đề về dạ dày và đầy hơi
- Cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung
3. Đếm nhịp thở
Đếm hơi thở của bạn có thể hữu ích cho cả nhịp độ và một hình thức thiền định. Kỹ thuật này giúp điều chỉnh nhịp độ – cho phép bạn kéo dài hơi thở và thở ra. Dưới đây là một số cách để làm điều này:
- Khi bạn hít vào, hãy đặt lưỡi lên vòm miệng ngay sau hàm răng, sau đó thở bằng mũi và từ từ đếm ngược từ năm; khi thở ra, để không khí thoát ra ngoài qua miệng và đếm ngược đến tám. Sau đó lặp lại. Điều này giúp bạn làm trống phổi và thư giãn trong từng hơi thở.
- Một biến thể của điều này được gọi là “thở 4-7-8” và được chuyên gia sức khỏe Tiến sĩ Andrew Weil khuyến nghị. Với bài tập này, bạn hít vào để đếm bốn, chờ đếm bảy và thở ra đếm tám. Điều này cho phép bạn tạm dừng giữa các nhịp thở và làm mọi thứ chậm lại. Khi bạn mới bắt đầu, hãy tập thở 4-7-8 trong bốn nhịp thở, và sau đó dần dần thực hiện theo cách của bạn lên đến tám nhịp thở đầy đủ.
4. Sama Vritti
Ngồi thẳng không căng lưng với tư thế thoải mái nhất. Bây giờ, hít vào bốn lần một cách bình tĩnh và thở ra thêm bốn lần nữa. Sama Vritti giúp cho hệ thống thần kinh được thư giãn, giảm căng thẳng. Lặp lại điều này 6-7 lần. Nếu bạn bị mất ngủ, khó để đi vào giấc ngủ thì Sama Vritti là cách tốt để thư giãn và giúp có được một giấc ngủ ngon.
Với danh sách Bài thở sâu giúp giảm căng thẳng hiệu quả được đề cập trong bài viết này, hãy chọn bài tập phù hợp với cơ thể của bạn nhất. Đừng quên cho chúng tôi biết nếu bạn thấy bài viết này hữu ích!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Bài viết tham khảo nguồn: