Bạc hà có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe và mùi thơm dễ chịu nên được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên sử dụng nếu không đúng cách có thể gây ra nguy hiểm. Hôm nay Medplus sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bạc hà và các bài thuốc trị bệnh từ loại thảo dược này nhé !
Đặc điểm của cây
(Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) thuộc loại thân thảo, sống lâu năm. Thân ngầm mang lá mọc bò lan, thân mềm, hình vuông, mang lá, cao khoảng 40 – 50 cm. Lá đơn, mọc đối, mép có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, hồng, hoặc tím hồng. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất đều có lông.
Các thành phần của bạc hà
Bộ phận trên mặt đất, hàm lượng tinh dầu được xác định từ 1 – 3 %, trong đó chủ yếu là menthol, limonen, α, β, cimen, pulegon, methyl acetat, myrcen…
Tác dụng của lá bạc hà
Tác dụng dược lý theo Tây y
Y học hiện đại cũng rất quan tâm đến khả năng chữa bệnh của bạc hà. Các nghiên cứu về thành phần hoạt chất cho biết, loại cây này có những thành phần như: Vitamin A, C, D, B6; Magnesium, Protein, limonene, sodium… Đặc biệt có chứa hàm lượng tinh dầu rất lớn. Trong tinh dầu chứa 10,7% methoi và 23,4% methone. Nhờ những thành phần này, bạc hà có nhiều tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe con người như
- Kháng khuẩn và sát khuẩn mạnh: giúp ức chế nhiều chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Salmonella Typhoid…
- Kích thích, làm hưng phấn trung khu thần kinh
- Làm giãn nở mạch máu
- Hạ nhiệt cơ thể
- Kích thích tuyến mồ hôi bài tiết
Tác dụng dược lý theo Đông y
Có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ phong giảm đau, chỉ ho, kiện vị, chỉ tả, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa, giải độc, thúc ban sởi mọc. Dùng để trị ho, cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, mũi tắc, đau đầu, ít hoặc không có mồ hôi.
Liều dùng, ngày 2 – 12g, dạng thuốc hãm, thuốc sắc. Những người khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi nhiều không nên dùng. Không nên dùng bạc hà cho trẻ con dù bằng cách xông hơi hay uống
Các cách chữa bệnh của bạc hà có thể bạn chưa biết
1. Bạc hà giúp làm sạch xoang mũi
Bạc hà chứa nhiều hợp chất chống viêm rosmarinic acid. Chỉ cần vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi pha với nước sôi và xông hơi trực tiếp sẽ giúp làm sạch và thông xoang mũi. Bạc hà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn và các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm.
2. Bạc hà chống say xe
- Uống một ly trà bạc hà nóng để tránh buồn nôn.
- Cho 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay để hít cũng giúp chống say xe hiệu quả
3. Bạc hà giúp xua đuổi côn trùng
Cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy xông hơi để khử sạch mùi hôi.
Trồng bạc hà trong nhà hoặc phun tinh dầu bạc hà pha loãng với nước cũng giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả.
4. Ngăn ngừa ung thư
Bạc hà có chứa Vitamin C và chất chống oxy hóa. Nhờ vậy thảo dược này giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư. Người bệnh có thể uống trà bạc hà hoặc bổ sung vào bữa ăn nhằm ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Uống một ly trà bạc hà vào ban đêm sẽ làm bạn dễ ngủ và giảm stress.
6. Lá bạc hà trị ho
Bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, giúp thông họng và làm dịu họng. Vì vậy, bạc hà thường được sử dụng để chữa bệnh ho. Người bệnh có thể áp dụng cách sau đây:
Nấu đường phèn cùng một chút nước cho đường tan ra. Cho lá bạc hà đã rửa sạch vào nước đường đun sôi. Vắt một ít nước cốt chanh ra bát con. Sau đó cho nước cốt vào nồi đun cho đến khi dung dịch cô đặc lại. Đợi cho dung dịch nguội bớt rồi cho vào hũ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát. Siro làm từ lá bạc hà có thể dùng chữa ho cho cả trẻ em và người lớn.
7. Trị sốt cao, mồ hôi không thoát ra được
Người bệnh dùng thạch cao 40g, bạc hà 20g đem tán bột. Mỗi lần sử dụng lấy 2 – 4g bột uống, áp dụng ngày 3 lần.
8. Bạc hà trị hôi miệng
Nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà hoặc uống 1 ly trà bạc hà sau khi ăn hoặc khi cảm thấy hơi thở bắt đầu có mùi sẽ giúp khử mùi hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng bạc hà
Mặc dù bạc hà mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Vì vậy mọi người cần lưu ý những vấn đề sau đây trước khi sử dụng loại thảo dược này:
- Không sử dụng bạc hà hoặc những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược này nếu bị dị ứng với bạc hà. Bệnh nhân bị dị ứng có thể mọc mụn nước trong miệng và lỗ mũi khi hít tinh dầu bạc hà. Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn cần dừng sử dụng và tìm gặp bác sĩ.
- Tác dụng phụ của bạc hà bao gồm: Dị ứng da, nổi ban đỏ, chậm nhịp tim, hạ áp Hoạt huyết thang huyết áp, ợ nóng, hạ đường huyết, ngộ độc do dùng nhiều…
- Những đối tượng không nên sử dụng bạc hà: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, người bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân huyết áp cao, người bị bệnh về tim mạch, bệnh nhân táo bón kéo dài, người bị suy nhược…
- Không lạm dụng bạc hà: Lượng tinh dầu tối đa được phép dùng một ngày là 0,4 ml. Sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tác dụng phụ, làm tăng nguy cơ co giật.
- Bạc hà có thể tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc kháng acid (như Pepcid, Zantac), thuốc chống thải ghép Cyclosporine, thuốc hạ đường huyết, Lansoprazole Omeprazole hay Carisoprodol… Vì vậy người bệnh không nên sử dụng bạc hà khi đang uống thuốc.
- Không bôi trực tiếp tinh dầu bạc hà nguyên chất lên da hoặc để dính vào mắt và các vết thương hở. Không hít hà tinh dầu bạc hà quá 3 – 4 lần trong ngày vì có thể làm khô niêm mạc đường thở, sung huyết da….
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lá bạc hà cũng như một số tác dụng hay về loại lá dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn Các nguồn tổng hợp uy tín 500 bài thuốc Đông Y trị bách bệnh - Lương Y Quốc Đương