Bệnh ấu trùng sán lợn – Là một loại bệnh truyền nhiễm, phổ biến gặp nhiều trên thế giới,người nhiễm phải bệnh sán lợn, do ăn phải thức ăn có chứa trứng sán chưa được nấu chín.Tại Việt Nam, đây cũng là vấn đề gây nhức nhối trong việc ăn uống,sinh hoạt thường ngày của mỗi người dân. Hãy cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu về triệu chứng và biện pháp phòng ngừa căn bệnh này nhé!
Bệnh ấu trùng sán lợn là gì?
- Bệnh ấu trùng sán lợn( hay còn gọi là ấu trùng sán dây) – Là bệnh thường liên quan đến vấn đề về vệ sinh thực phẩm, ăn uống.
Triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn là gì?
Triệu chứng thường không biểu hiện rõ ràng,chủ yếu:
- Đau bụng
- Rối loạn tiêu hóa nhẹ
- Người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài.
- Đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.
Tùy thuộc vị trí ký sinh và đóng kén của ấu trùng mà bệnh sẽ xuất hiện các triêu chứng khác nhau:
Phòng ngừa bệnh ấu trùng sán lợn?
Để chủ động phòng bệnh ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
Thực phẩm ăn uống
- Không sử dụng thịt lợn bệnh để chế biến thực phẩm,
- Ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh
- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái,rau sống không đảm bảo vệ sinh.
Đời sống sinh hoạt
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột
- Không dùng phân người và gia súc chưa ủ đúng kỹ thuật để bón cho rau xanh và cây trồng
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông; vệ sinh môi trường sống cho người và vật nuôi
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi;
- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn;
- Tắm rửa thường xuyên
- Tẩy giun sán 6 tháng một lần đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi sử dụng nhà vệ sinh
- Rửa sạch cũng như gọt vỏ các loại rau và trái cây trước khi ăn.
Nếu không may nhiễm phải bệnh ấu trùng sán lợn,người bệnh không cần quá lo lắng vì bệnh có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên,không chủ quan,tự ý sử dụng thuốc mà không theo ý kiến của bác sĩ. Hi vọng thông qua bài viết này, độc giả sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích về các biện pháp phòng ngừa đối với căn bênh này!
Bài viết được tham khảo tại các nguồn: hellobacsi.com, Vinmec, vncdc.gov.vn