Cùng Medplus tìm hiểu thêm về liệu bệnh chàm tai là gì và có nguy hiểm không bạn đọc nhé!
1. Bệnh chàm tai là gì?
Bệnh chàm là một dạng bong tróc, tổn thương lớp biểu bì (lớp da), thường xuất hiện ở các ngón, lòng bàn tay, bàn chân của người mắc bệnh. Tuy nhiên, một trường hợp của bệnh chàm có các triệu chứng khô ráp, bong tróc da ở xung quanh ống tai và bên trong tai. Đây được gọi là bệnh chàm tai.
Bệnh chàm tai khởi phát với các biểu hiện như ngứa ngáy khoanh vùng, bị nổi mẩn đỏ phát ban và gây kích ứng bên ngoài ống tai và bên trong tai. Đôi khi, bệnh có thể xuất hiện mà không chịu tác động bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
Có 3 thể chàm vùng tai chính gây ảnh hưởng đến tai, bao gồm:
- Chàm da: Bệnh phổ biến ở đối tượng người cao tuổi và thường xảy ra khi thay đổi thời tiết đột ngột.
- Chàm dị ứng: Bệnh xuất hiện đi kèm với các biểu hiện khô da, ngứa ngáy, đỏ rát, có các vết nứt ở mặt và dái tai. Các tổn thương biểu bì cũng có thể xuất hiện ở khu vực sau tai và ống tai.
- Chàm bã nhờn: Các triệu chứng thường xuất hiện tại vùng da cổ, da đầu, tai và phía sau tai.
Vo với các trường hợp bị vảy nến, viêm da bã tiết, mặc dù mức độ nguy hiểm của bệnh chàm tai là thấp hơn nhưng lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, xà phòng, các chất kích thích, các trang sức bằng kim loại đều có thể làm tăng nguy cơ tái phát các triệu chứng chàm da.
2. Nguyên nhân bệnh chàm tai là gì?
Nguyên nhân và cơ chế bệnh chàm tai hiện nay còn chưa được rõ lắm. Nó có thể có liên quan đến các yếu tố như dị ứng, trạng thái tinh thần, rối loạn chức năng thần kinh-nội tiết, rối loạn chuyển hoá hoặc rối loạn chức năng tiêu hoá.
Người ta cho rằng phản ứng dị ứng chiếm vị trí quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Trên lâm sàng, những bệnh nhi bị chàm đa phần là do cơ địa quá nhạy cảm. Số còn lại không phải như vậy và cũng không thể xác định được dị nguyên gây chàm nhưng lại có vẻ liên quan đến stress tâm lí.
Ở những bệnh nhân này, khi trạng thái tinh thần u uẩn, có biểu hiện lo âu, thiếu ngủ thì dường như bệnh lại tái phát hoặc bị nặng thêm. Trong trường hợp như vậy thì stress có thể đóng vai trò “châm ngòi” cho bệnh khởi phát.
Khi nghĩ đến nguyên nhân này, thầy thuốc sẽ dùng tâm lý liệu pháp để bình ổn lại trạng thái tinh thần của bệnh nhân, giúp cho quá trình điều trị có thể đạt đuợc hiệu quả như mong muốn.
3. Triệu chứng bệnh chàm tai là gì?
Chàm tai có những những triệu chứng điển hình để nhận biết như:
- Da bị khô, ráp, bong tróc lớp bề mặt và đóng vảy ở ống tai và xung quanh tai.
- Vùng da bị bệnh bị mất lớp ngoài nên thường chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu đỏ.
- Vùng bị chàm sẽ tấy, sưng viêm.
- Luôn có cảm giác ngứa ngáy ở bên trong như bị nấm ống tai hoặc xung quanh tai.
- Xuất hiện chất dịch lỏng có mùi hoặc không có mùi chảy ra từ tai.
- Bệnh cũng có thể lây lan đến các vùng liền kề như gáy, sau tai, vùng kết nối giữa đầu, cổ và tai.
4. Điều trị bệnh chàm tai
Do đặc điểm của bệnh chàm tai, thuốc Đông y chữa chàm thường dùng ở dạng đắp. Mặc dù có hiệu quả khá tích cực nhưng người bệnh cần tham khảo ý kiến y sĩ về thời điểm, thời gian, liều lượng trước khi áp dụng các bài thuốc. Để điều trị bệnh chàm bằng đông y, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc chống viêm, giảm đau, hồi phục da như sau:
Bài thuốc 1: Bài thuốc chống viêm da chàm
- Chuẩn bị nguyên liệu: Rau sam 60g; Hoàng bách, Bồ công anh, Sinh địa, Cúc hoa và Long đởm mỗi vị 30g.
- Cách dùng: Sơ chế các vị thuốc sạch sẽ với nước rồi đem đi nấu chung với 3 chén nước. Để lửa thật nhỏ và đun liên tục trong khoảng 24 giờ hoặc ít nhất đến khi nước cô đặc lại còn nửa chén. Dùng nước thuốc để nguội thoa lên vành tai bị chàm mỗi ngày 3 – 4 lần để đạt hiệu quả.
Bài thuốc 2: Bài thuốc giúp tiêu viêm và kháng khuẩn
- Chuẩn bị nguyên liệu: Địa hoàng, Hàn thủy thạch, Hoàng cầm mỗi vị 30g và thanh đại 3g.
- Cách dùng: Làm sạch, bỏ vào nồi nấu chung với nửa lít nước trên lửa liu diu. Đến khi nước thuốc cạn còn nửa chén hoặc ít hơn thì dừng. Để thuốc nguội bớt và bôi lên vùng da bị chàm để giảm ngứa, chống viêm.
Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các bệnh chàm tai, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :
- NÃO ÚNG THỦY: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
- 4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO LÀ GÌ?
- CHẤN ĐỘNG NÃO: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
- BỆNH ÁP XE NÃO LÀ GÌ? ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO