Cùng Medplus tìm hiểu về bệnh gai cột sống có chữa được không bạn đọc nhé!
1. Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một tình trạng bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống. Các gai xương thường hình thành ở những khu vực tiếp nối giữa các đốt sống, bao gồm:
- Đầu đốt sống
- Đĩa đệm
- Dây chằng
Tùy vào vị trí phát sinh của gai xương trên cột sống mà các chuyên gia phân loại bệnh thành hai nhóm nhỏ là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Thông thường, người rơi vào trường hợp này sẽ trải nghiệm cơn đau khó tả ở nhiều bộ phận, chẳng hạn như:
- Cổ
- Vai – gáy
- Thắt lưng
- Tứ chi
Căn bệnh gai cột sống thường xảy ra ở các đối tượng như:
- Người cao tuổi, người già bị lão hóa cột sống và lắng đọng canxi.
- Những người làm công việc nặng nhọc như khuân vác, bê hàng…
- Người có thói quen đi, đứng, ngồi làm việc hay nằm ngủ sai tư thế khiến vùng cột sống bị ảnh hưởng.
- Người từng bị chấn thương, tai nạn, tổn thương ở cột sống.
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, các chất kích thích.
- Người mắc bệnh viêm khớp cột sống mãn tính.
- Người thừa cân, béo phì.
2. Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống
Hiểu rõ căn nguyên gây bệnh là một trong những yếu tố quan trọng để có cách chữa bệnh gai cột sống và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Theo đó, phần lớn trường hợp, sự hình thành của gai xương bắt nguồn từ thoái hóa cột sống và những tình trạng sức khỏe liên quan, cụ thể hơn là các vấn đề như sau:
Canxi tích tụ
Quá trình thoái hóa khiến một phần xương khớp bị bào mòn, từ đó dẫn đến hiện tượng dư và tích tụ canxi (calcipyrophosphat), khiến gai xương phát triển.
Chấn thương cột sống
Cơ thể mỗi người đều có cơ chế tự phục hồi khi tổn thương, bao gồm cả tình trạng chấn thương ở cột sống. Tuy vậy, quá trình này cũng có khả năng góp phần hình thành nên gai cột sống. Chẳng hạn như, cơ thể sẽ tự động tăng hàm lượng canxi ở các khu vực cột sống bị tổn thương nhằm tái phát triển những bộ phận mất đi. Điều này lại vô tình làm cho gai xương xuất hiện.
Viêm khớp mãn tính
Tương tự trường hợp chấn thương cột sống, cơ thể sẽ tích lũy canxi để khắc phục tình trạng bào mòn ở lớp sụn do viêm khớp lâu ngày gây nên. Hệ quả là gai xương cũng phát triển theo, dẫn đến bệnh gai cột sống.
Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân bệnh gai cột sống chủ yếu xuất phát từ nhiều vấn đề gây tổn thương xương sống. Ngoài ra, một số yếu tố sức khỏe khác cũng có nguy cơ góp phần dẫn đến tình trạng này, ví dụ như:
- Bệnh lupus và gout
- Béo phì
- Yếu tố di truyền (sức khỏe đĩa đệm không tốt ngay từ khi sinh ra)
- Thói quen sinh hoạt đi đứng, ngồi học, nằm ngủ… sai tư thế.
3. Triệu chứng bệnh gai cột sống
Dấu hiệu bệnh gai cột sống thường thấy nhất là cảm giác đau và khó chịu ở một hoặc nhiều phần thân thể như cổ, lưng,… đặc biệt mỗi khi bạn vận động. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, gai xương ở cột sống còn có khả năng chèn vào tủy sống và rễ thần kinh. Từ đó, các bộ phận được điều khiển bởi dây thần kinh như cánh tay hoặc chân của người bệnh sẽ bị suy yếu hoặc thậm chí là mất khả năng hoạt động.
Bên cạnh đó, để đánh giá một người có bị gai ở cột sống không và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ sẽ cần đến kết quả chụp X-quang.
Nếu bạn không sớm có cách điều trị gai cột sống, sự tồn tại của gai xương có nguy cơ tác động tiêu cực đến tủy sống và các dây thần kinh. Từ đó, một loạt biến chứng nguy hiểm sẽ phát sinh, chẳng hạn như đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn hoặc tệ hơn là tê liệt chân tay.
Ngày nay, không ít người vẫn chưa hiểu rõ liệu bệnh gai cột sống có nguy hiểm không, dẫn đến việc điều trị chậm trễ. Từ đó, hàng loạt biến chứng nghiêm trọng hơn có nguy cơ cao phát sinh, khiến sức khỏe của người bệnh càng trở nên tệ…
Chính vì vậy, bác sĩ luôn khuyến khích mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt nếu thường xuyên cảm thấy sưng tấy hoặc đau nhức ở cổ, lưng, hông hay chân và gặp khó khăn mỗi khi cử động cơ thể.
4. Điều trị bệnh gai cột sống
Để khắc phục các cơn đau và hồi phục sức khỏe, bạn nên thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị gai cột sống phù hợp với mình. Dưới đây là một số cách chữa bệnh gai cột sống hiện nay:
Tập luyện nhẹ nhàng
Để giảm các chứng đau do gai cột sống, người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng tại nhà như: đạp xe, yoga, bơi lội, đi bộ… Song, phương pháp này chỉ hỗ trợ cải thiện cơn đau tạm thời. Do đó, người bệnh cần phối hợp với các liệu pháp điều trị khác để mang lại kết quả chữa bệnh tốt hơn.
Vật lý trị liệu
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Đức, Anh… người bệnh có xu hướng lựa chọn các biện pháp điều trị không xâm lấn như vật lý trị liệu. Đây là cách chữa bệnh gai cột sống an toàn và hiệu quả, trị liệu bằng sóng ngắn, hồng ngoại,… kết hợp các bài tập phục hồi giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh.
Sử dụng thuốc Tây
Khi bị gai cột sống, bác sĩ có thể sẽ kê toa một số loại thuốc sau nhằm giúp giảm đau:
- Acetaminophen hoặc paracetamol.
- Ibuprofen.
- Naproxen.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các loại thuốc trên chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau tạm thời. Mặt khác, việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, ví dụ như:
- Uống thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, loãng xương…
- Người mẫn cảm với steroid sẽ phát sinh phản ứng dị ứng.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh gai cột sống, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :