Cùng Medplus tìm hiểu về bệnh hăm ở trẻ em có biểu hiện như thế nào bạn đọc nhé!
1. Bệnh hăm da ở trẻ em là gì?
Bệnh hăm da là hiện tượng vùng da ở cổ, nách, háng, bẹn, mông, kẽ tay, chân, nếp gấp ở khuỷu tay, cổ tay, chân bị viêm gây đỏ, đau rát, thậm chí loét da.
Bệnh hăm da chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị hăm da, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, sụt cân…Nếu không có cách trị hăm da phù hợp có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và bội nhiễm, gây nhiều khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị sau đó.
2. Nguyên nhân bị bệnh hăm
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:
- Nhiễm khuẩn: Da của trẻ sơ sinh và trẻ em rất mỏng, gấp khoảng 5 lần da của người lớn, dễ bị tổn thương khi vi khuẩn, chất độc hại xâm nhập khi da bị bí và ẩm.
- Do nấm: Nấm trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy dinh dưỡng, sức khỏe trẻ yếu hoặc dùng kháng sinh nhiều, da của trẻ không sạch, nấm sẽ phát triển.
- Các vùng da có nếp gấp và một số vùng da ẩm ướt có nhiều mồ hôi không được lau khô kịp thời gây bí da, tắc lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn hoạt động.
- Bé thường xuyên phải mặc bỉm nên khi bé tè nhiều mà không được thay bỉm kịp thời, hoặc bị ỉa chảy thì nước tiểu và phân sẽ gây kích ứng vùng da ở mông, bẹn, háng.
- Vi khuẩn sinh sôi và tấn công làn da của bé gây viêm da, mẩn đỏ, đau rát. Bên cạnh đó, vùng háng của bé bị cọ xát với tã thường xuyên cũng gây hăm da trẻ sơ sinh.
- Việc bé phải mặc bỉm không đúng kích cỡ, dị ứng bỉm, quần áo quá chật, chất liệu không mềm mại, thông thoáng, gây bí da cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm da, nhiễm nấm.
- Ngoài ra, bị hăm da ở trẻ em còn có một số nguyên nhân khác như bé bị mặc tã sai cách, mẹ lạm dụng phấn rôm, bé bị tiêu chảy kéo dài….
3. Triệu chứng bệnh hăm da
Hăm da trẻ sơ sinh có những triệu chứng điển hình sau:
- Ban đầu, các vùng da bị hăm có màu hồng nhạt, có vảy mỏng.
- Bệnh tiến triển nhanh khiến da nổi mẩn đỏ. Nếu không kịp thời điều trị da có thể bị sưng tấy, có mủ, thậm chí lở loét khiến bé cực kì đau rát. Chỉ cần chạm nhẹ vào cũng khiến bé đau đớn, quấy khóc.
- Trẻ sợ mẹ tắm rửa, chạm vào vùng da bị hăm như nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn, các ngấn da và xung quanh hậu môn (khi trẻ bị tiêu chảy). Đặc biệt là những bé bị hăm ở bẹn, háng, mông đều sợ mẹ vệ sinh cho trẻ, sợ mặc bỉm.
- Nếu vùng hăm da bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương, làm chảy mủ và rỉ dịch: Vùng da bị hăm ở trẻ sơ sinh thường nóng hơn các vùng da khác. Nếu vùng hăm da bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương, làm chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.
4. Điều trị bệnh hăm
Trẻ bị hăm da vùng kín thường có triệu chứng như cơ quan sinh dục đỏ ửng; trẻ sơ sinh thường xuyên quấy khóc và khó chịu, trẻ lớn hơn có thể đưa tay sờ bứt vùng kín; vùng kín mọc nhiều các mụn đỏ nhỏ li ti…
Nghiêm trọng hơn, nếu trẻ bị hăm da vùng kín kéo dài sẽ gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí còn gây viêm đường tiết niệu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của trẻ.
Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị hăm da vùng kín, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách chữa bệnh hăm da vùng kín ở trẻ sơ sinh tại nhà như sau:
Tốt nhất là mẹ ngưng đóng bỉm cho con khi con con có dấu hiệu bị hăm mông, bẹn, háng… Tránh tạo môi trường ẩm ướt, hiếm khi cho vi khuẩn phát triển.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần nắm được cách vệ sinh đúng cách để tránh tình trạng trẻ bị đau và trầy xước vùng kín. Cụ thể:
- Dùng khăn mềm sạch nhúng qua nước ấm rồi lau nhẹ nhàng vùng kín của trẻ. Mẹ nên lau từ trước ra sau, không nên lau từ sau về trước khi dễ kéo theo vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín khiến trẻ bị hăm nặng hơn.
- Chỉ lau nhẹ nhàng bên ngoài cơ quan sinh dục, không dùng tay thụt rửa ở bên trong, không được chà xát mạnh tay.
- Vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần/ngày, sau khi lau bằng khăn ướt, mẹ nên dùng khăn mềm sạch thấm khô cho bé.
Cách chữa bệnh hăm ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà được nhiều mẹ sử dụng đó là tắm cho bé bằng các loại lá thảo dược tự nhiên.
Một số loại thảo dược phổ biến có thể kể đến như lá trầu không, lá trà xanh, nụ vối, lá mã đề, búp ổi non.
Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh hăm ở trẻ em có biểu hiện gì, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :