Bệnh lậu là căn bệnh phổ biến, có khả năng lây truyền qua đường tình dục cho cả nam và nữ. Bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sức khỏe người bệnh bởi khả năng gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và cổ họng. Trong những trường hợp nặng, bệnh lậu còn có thể dẫn đến vô sinh. Nhận biết được biểu hiện của bệnh và phương pháp phòng ngừa giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh lậu là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh này thường gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Nhiều người bị nhiễm lậu nhưng không biết mình mắc bệnh do bệnh thường không có triệu chứng, đặc biệt ở phụ nữ.
Bạn có nguy cơ truyền bệnh cho người khác mà không hay biết. Bệnh có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.
Một số đối tượng có thể bị mắc bệnh lậu
Ai là người có nguy cơ nhiều lây mang lậu? Lậu lây lan chính qua đường tình dục cần một số nữ bị lối sống dục tình không an toàn, an toàn sẽ có thể nhiều truyền lậu vi khuẩn như:
- Phái đẹp giao hợp với nhiều đối tác, không áp dụng một số cách “yêu” dùng biện pháp bảo vệ
- Nữ giới đang mắc một kiểu bệnh xã hội khác lạ hoặc HIV
- phụ nữ quan hệ trong tình trạng say ma túy hoặc tác động của những chất kích thích bất thường
Dấu hiệu chứng bệnh lậu ở phái nữ và nam phải quan tâm
Nữ giới
Với nữ giới có thể không có triệu chứng gì. Nếu có, chúng sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm bệnh. Bạn có thể nhiễm lậu ở hậu môn, mắt, miệng, cổ họng, đường tiết niệu hoặc tử cung.
Nếu bạn bị bệnh lậu trong tử cung hoặc đường tiết niệu, bạn có thể nhận thấy những triệu chứng sau:
- Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh nguyệt.
- Đau hoặc rát khi đi tiểu.
- Tăng tiết dịch âm đạo.
Nếu bạn bị bệnh lậu trong trực tràng, bạn có thể có những triệu chứng: Ngứa, đau nhức, chảy máu, tiết dịch từ trực tràng, hoặc đau khi đại tiện.
Nếu bạn bị bệnh lậu ở cổ họng, bạn có thể nhận thấy cổ họng của bạn đang đau.
Nam giới
Bạn có thể bị bệnh lậu ở hậu môn, mắt, miệng, dương vật hoặc họng. Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng gì. Nếu có, chúng sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm bệnh.
Nếu bạn bị bệnh lậu trong dương vật, bạn có thể nhận thấy những triệu chứng sau:
- Đau hoặc rát khi đi tiểu.
- Tiết dịch từ niệu đạo của bạn (thường là mủ xanh).
- Tinh hoàn đau hoặc sưng lên.
Nếu bạn bị bệnh lậu trong trực tràng, bạn có thể có những triệu chứng: ngứa, đau nhức, chảy máu, tiết dịch từ trực tràng, hoặc đau khi đại tiện.
Nếu bạn bị bệnh lậu ở cổ họng, bạn có thể nhận thấy cổ họng của bạn đang đau.
Khi nào nên xét nghiệm?
Nữ giới
- Dưới 25 tuổi và đang quan hệ tình dục.
- Trên 25 tuổi và có nhiều hơn một bạn tình.
- Trên 25 tuổi và có bạn tình mới.
- Đang có bất kỳ triệu chứng nào kể trên hoặc bạn tình của bạn đang nhiễm lậu hoặc có bất kỳ triệu chứng nào mà có khả năng đang bị nhiễm lậu.
- Đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, ví dụ như Chlamydia.
- Đang mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ nếu thấy mình thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm lậu.
Nam giới
- Đang có bất kỳ triệu chứng kể trên hoặc bạn tình đang nhiễm lậu hoặc có bất kỳ triệu chứng nào mà có khả năng đang bị nhiễm lậu.
- Đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, ví dụ như Chlamydia.
- Người đang hoạt động tình dục, người đồng tính, người lưỡng giới và người có quan hệ tình dục với bạn tình nam nên được xét nghiệm bệnh lậu hang năm.
Làm thế nào để giảm nguy cơ nhiễm lậu?
– Cách chắc chắn nhất để không bị nhiễm lậu là không quan hệ tình dục hoặc chỉ quan hệ với người không bị nhiễm bệnh và với người chỉ quan hệ với bạn.
– Dùng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nếu được sử dụng đúng cách mỗi lần quan hệ.
– Rửa bộ phận sinh dục, đi tiểu hay thụt rửa sau quan hệ tình dục không thể ngăn bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào.
Nguồn tham khảo: