Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Bệnh nhược thị có nguy hiểm không?

Bệnh nhược thị có nguy hiểm không?

Nhược thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em. Bệnh thường ảnh hưởng từ khoảng 2% đến 4% trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Cứ 100 trẻ thì có đến 3 trẻ mắc bệnh này. Vậy, nhược thị có nguy hiểm không? Mời bạn cùng MedPlus đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Nhược thị có thể phát triển từ khi trẻ mới sinh cho đến năm 7 tuổi và là một tình trạng về mắt nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến thị lực. Nhược thị là tình trạng thị lực kém phát triển ở một mắt và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu không được điều trị.

Nhược thị ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc nhược thị có nguy hiểm không thì bạn nên biết nhược thị ảnh hưởng đến mắt của trẻ như thế nào. Ở một đứa trẻ bị nhược thị, một bên mắt sẽ bị mờ, bên còn lại nhìn rõ hơn. Bộ não bắt đầu bỏ qua hình ảnh từ mắt bị mờ và chỉ sử dụng mắt có tầm nhìn rõ ràng. Theo thời gian, não bộ phụ thuộc nhiều vào mắt rõ hơn, cho phép mắt còn lại đã yếu thì lại càng yếu kém hơn, dẫn đến khả năng phối hợp cùng nhau giữa hai mắt bị giảm sút.

Trẻ bị nhược thị có hai mắt không hoạt động cùng nhau, từ đó khiến nhận thức độ sâu của mắt kém, trẻ khó phân biệt các vật ở xa và ở gần. Trẻ phải thường xuyên nheo mắt, nhắm một bên mắt hoặc nghiêng đầu sang một bên để nhìn rõ hơn ở một bên mắt, thậm chí là bị sụp mí mắt. Đây đều là những thói quen xấu khiến cho thị lực một bên mắt bị suy giảm nghiêm trọng theo thời gian.

Bệnh nhược thị có nguy hiểm không?

nhuoc thi 2 1 - Medplus

Bệnh nhược thị có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Bởi đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thị lực ở trẻ em. Nhược thị không thể tự khỏi và nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm thì có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, mắt trẻ sẽ luôn trong trạng thái nhìn sang hướng khác.

Nhược thị ở trẻ em có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào việc bệnh có được tiến hành điều trị sớm hay không. Điều trị càng sớm, đặc biệt là trước năm trẻ lên 7 tuổi thì khả năng phục hồi thị lực hoàn toàn là càng cao. Trẻ em và thanh thiếu niên từ 7 đến 17 tuổi vẫn có thể tiến hành điều trị để giúp cải thiện thị lực, tuy nhiên, hiệu quả có thể bị giảm đi. Nhược thị thường khó điều trị hơn nhiều ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Phòng ngừa mất thị lực do nhược thị

Hiểu rõ vấn đề nhược thị có nguy hiểm không sẽ giúp bạn chủ động thực hiện phòng ngừa mất thị lực cho trẻ do bị nhược thị. Không có cách ngăn ngừa nhược thị và các vấn đề thị lực, nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hãy chủ động làm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh và ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn.

Cách tốt nhất để phòng ngừa mất thị lực do nhược thị chính là khám mắt thường xuyên. Nhược thị không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng những dấu hiệu rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ không biết con mình bị nhược thị cho đến khi được bác sĩ chẩn đoán thông qua khám mắt. Vì vậy, Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em nên được kiểm tra thị lực kỹ lưỡng trước 6 tháng tuổi và một lần nữa trước năm 3 tuổi.

nhuoc thi 1 - Medplus

Mục đích chính của quá trình khám mắt và kiểm tra thị lực cho trẻ là phát hiện sớm các vấn đề về thị lực, qua đó chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu trẻ bị nhược thị nhằm giúp cải thiện thị lực càng nhiều càng tốt và ngăn ngừa các vấn đề lâu dài với thị lực.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh nhược thị có nguy hiểm không, bệnh ảnh hưởng đến mắt như thế nào và làm sao để phòng ngừa mất thị lực vĩnh viễn. Chẩn đoán và điều trị sớm chính là chìa khóa giúp bạn bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Amblyopia (Lazy Eye)

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.