Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, người bệnh cần nhập viện theo dõi, nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ em. Bài viết dưới đây Songkhoe.medplus.vn sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, người bệnh cần nhập viện theo dõi, nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh sốt siêu vi là gì?
Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng. Sốt giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách bật hệ thống miễn dịch của trẻ. Hầu hết các cơn sốt (nhiệt độ từ 37,8 đến 40°C) đều không gây hại. Hầu hết, sốt là phản ứng gây ra bởi các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cúm. Đây còn gọi chung là sốt siêu vi. Một số nguyên nhân do vi khuẩn như viêm họng do liên cầu hoặc nhiễm trùng ở phổi. Lưu ý, một sự thật là hiện tượng mọc răng ở trẻ không gây sốt.
Các triệu chứng của bệnh sốt siêu vi thường gặp
Các triệu chứng sốt siêu vi thường giống với các bệnh thông thường và nghiêm trọng khác nên biết rõ về các triệu chứng có thể giúp bạn phân biệt giữa bệnh sốt siêu vi và sốt xuất huyết, cũng như các bệnh khác. Dấu hiệu quan trọng nhất bạn nên chú ý tới là sốt rất cao kèm các triệu chứng sau:
- Xảy ra cùng một khoảng thời gian đều đặn
- Đi kèm với ớn lạnh
- Sốt không giảm bớt dù có dùng thuốc
- Sốt kéo dài trong thời gian dài.
Các dấu hiệu sốt siêu vi khác là đau nghiêm trọng quanh khớp, nôn mửa, sưng mặt và phát ban. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nguy nào nào khiến bạn dễ bị sốt siêu vi
Bạn có nguy cơ cao mắc sốt siêu vi nếu:
- Tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm virus
- Bạn đi du lịch đến khu vực có sốt siêu vi đang diễn ra
- Bạn sống trong khu vực đang có dịch sốt siêu vi
- Bạn đang làm việc với những người bệnh
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Dùng chung kim tiêm
- Bạn thường xuyên ở gần những con vật nhiễm bệnh
- Nơi bạn sinh sống có chuột
Chẩn đoán tình trạng sốt siêu vi như thế nào?
Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu để loại bỏ nghi ngờ các tình trạng khác như sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn…
Xét nghiệm máu cũng có thể được chỉ định trong trường hợp bác sĩ cần phân biệt các sinh vật gây bệnh. Điều đó có nghĩa là họ muốn biết sốt siêu vi là do virus hay vi khuẩn gây ra. Vì virus không thể phát hiện được bằng xét nghiệm máu và vi khuẩn có thể, nên xét nghiệm này chủ yếu là để loại trừ nhiễm khuẩn.
Sốt siêu vi điều trị như thế nào?
Tuy không có thuốc điều trị đặc hiệu trực tiếp virus và sốt siêu vi, nhưng có phác đồ chung cho bệnh sốt siêu vi như sau:
- Hạ sốt. Sốt cao có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân nên cần sử dụng thuốc hạ sốt để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bạn có thể sử dụng paracetamol, uống cứ sau giờ một với liều lượng 10 mg mỗi kg cân nặng. Bạn có thể tham khảo chỉ dẫn của dược sĩ khi mua.
- Chườm mát. Sử dụng khăn mát hoặc miếng dán chườm để chườm mát người bệnh. Khi chăm sóc người bệnh, bạn nên chú ý lau sạch cơ thể và mồ hôi, cho bệnh nhân nghỉ ở nơi thoáng khí, mặc quần áo vừa phải.
- Co giật. Khi bệnh nhân sốt cao có khả năng dẫn tới co giật. Khi chăm sóc người bệnh cần chú ý chống co giật, đặc biệt trẻ em.
- Bù nước và muối khoáng. Sốt cao thường đi kèm với vấn đề mất nước và rối loạn điện giải cơ thể do thân nhiệt tăng cao dẫn đến đổ nhiều mồ hôi hơn. Bạn nên cho người bệnh uống nhiều nước hoa quả, bổ xung muối khoáng với oresol cũng như cháo muối loãng.
- Ăn uống. Người bị bệnh sốt siêu vi thường mệt mỏi, kém ăn. Bạn có thể nấu những món ăn dễ tiêu hóa, đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể để chống chọi lại virus.
- Vệ sinh. Bạn có thể vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý natriclorid 0,9%, tránh sử dụng các thuốc phức tạp, có nguy cơ phản ứng giữa các loại thuốc. Lau sạch cơ thể người bệnh, đảm bảo vệ sinh thân thể. Có thể tắm cho người bệnh bằng nước ấm nóng trong điều kiện kín gió, nhiệt đồ phòng đảm bảo.
Một số phương pháp phòng ngừa bệnh sốt siêu vi mà bạn nên biết
Tăng cường sức đề kháng cơ thể, phòng ngừa sốt siêu vi luôn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động, an toàn và hiệu quả:
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đúng bữa, khoa học để nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tạo môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thoáng mát, ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh.
- Tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
- Tiêm phòng đầy đủ vắc xin¸ đặc biệt là trẻ em.
- Không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ bệnh.
- Không đến nơi đông người khi đang có dịch.
- Khi hắt hơi, sổ mũi nên dùng tay hoặc khăn giấy che lại, tránh lây nhiễm cho mọi người.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đưa người bệnh sốt siêu vi tới cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm:
- Sốt cao ( trên 38,5 độ, đặc biệt trên 39 độ ) mà thuốc hạ sốt không phát huy tác dụng.
- Người bệnh lơ mơ, ngủ li bì, đau đầu thường xuyên và tần xuất gia tăng, co giật.
- Buồn nôn, nôn mửa, nôn khan nhiều.
- Sốt cao kéo dài (trên năm ngày )
Nguồn: Hellobacsi.com, Medlatec.vn, Youmed.vn