Bệnh viêm phổi là gì?
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm: viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết chặt chẽ và tiểu phế quản tận cùng.
Bệnh viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới và bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở các nhóm đối tượng như:
- Trẻ nhỏ và người cao tuổi
- Người có hệ miễn dịch kém
- Người mắc bệnh tim mạch và tiểu đường
- Người hay tiếp xúc với nguồn bệnh

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh viêm phổi ở trẻ em và người lớn là nhiễm trùng vi khuẩn. Có thể là sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên, lúc này virus làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi.
Nguyên nhân của phế quản phế viêm:
- Chủ yếu là do phế cầu chiếm khoản 60 – 70%.
- Ngoài ra nguyên nhân bệnh còn do tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn Friedlander.
Viêm phổi thùy và phế quản phế viêm
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thùy và phế quản phế viêm là do phế cầu khuẩn Gram dương được phân lập từ 1883. Người ta biết rõ típ 1, 2, 3 là gây bệnh ở người lớn và típ 4 gây bệnh ở trẻ em.
Triệu chứng
Triệu chứng và dấu hiệu của viêm phổi thùy
- Bệnh thường xảy ra đột ngột ở người trẻ tuổi và bắt đầu với một cơn rét run kéo dài khoảng 30 phút. Rồi nhiệt độ tăng lên 30 – 40°C, mạch nhanh, mặt đỏ. Sau vài giờ thì khó thở, toát mồ hôi, môi tím, có mụn hecpet ở mép, môi.
- Ở người già, người nghiện rượu có thể có lú lẫn. Ở trẻ con có co giật. Ở người già triệu chứng thường không rầm rộ.
- Luôn đau ngực, đôi khi đau ngực là triệu chứng nổi bật.
- Ho khan lúc đầu, về sau ho có đờm đặc, có máu gỉ sắt. Có khi nôn mữa, chứng bụng, đau bụng.
Triệu chứng và dấu hiệu cuả phế quản phế viêm
- Bắt đầu từ từ, sốt nhẹ khoảng 37-38°C
- Đau ngực không rõ rệch
- Ho và khạc đờm đặc có mủ
- Thời kỳ toàn phát: khỏ thở nhiều, cánh mũi phập phồng, tím môi.
- Khám phổi: có vùng đục, rung thanh tăng, nghe có ran nổ, ran ẩm cả hai bên phổi
Biến chứng
Các biến chứng của bệnh viêm phổi bao gồm:

1. Biến chứng ngoài phổi:
- Tràn dịch màng phổi
- Tràn mủ màng phổi
- Viêm màng ngoài tim
2. Biến chứng tại phổi:
- Tràn khí màng phổi
- Khó thở, tím môi, tử vong trong tình trạng sốc
- Xẹp một thùy phổi
- Viêm phổi mạn tính
3. Biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát xa hơn:
- Viêm nội tâm mạc cấp tính do phế cầu
- Viêm khớp do phế cầu
- Viêm màng não do phế cầu
- Viêm phúc mạc
- Viêm tai xương chũm
- Viêm thận
- Áp xe não
4. Biến chứng tim mạch:
- Nhịp tim nhanh, nhịp xoang, loạn nhịp tâm thu và đôi khi rung nhĩ.
- Suy tim
- Sốc
5. Biến chứng tiêu hóa:
- Biểu hiện vàng da, vàng mắt do suy gan vì thiếu oxi và hủy quyết ở nơi tổ chức phổi bị viêm
- Có khi biểu hiện liệt hồi tràng, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em
6. Biến chứng thần kinh:
- Vật vã, mê sảng, xảy ra ở người già, người nghiện rượu
Điều trị bệnh
1. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi đối với người bệnh viêm phổi thùy và phế quản phế viêm: Thức ăn lỏng, dễ tiêu và uống nhiều nước hoa quả
2. Cân bằng nước – điện giải
3. Kháng sinh
- Bệnh nhẹ: dùng kháng sinh theo đường uống: Ampicillin, Amoxillin + acid clavulanic, Cefuroxim, Quinolon
- Bệnh nặng vừa: dùng Penicillin, Gentamicin
- Bệnh nặng: dùng kháng sinh theo đường tĩnh mạch, phối hộ 2-3 loại.
4. Điều trị triệu chứng
- Chống đau ngực bằng paracetamol, thuốc giảm đau chống nonsteroid
- Thể nặng: khó thở nhiều, tím tái, mạch nhanh, huyết áp tụt
5. Cho thở oxy
6. Điều trị bằng thuốc kháng sinh liều cao
7. Nếu có trụy tim mạch, cần đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm
Những thể bệnh viêm phổi khác
1. Viêm phổi do virus
- Còn gọi là viêm phổi không điển hình, viêm phổi xung huyết – không điển hình do virus dẹt
- Ngày nay người ta đã phân lập ra được nhiều loại virus gây bệnh hô hấp như influenza, adeno – virus, … và n gười ta cũng chế ra được nhiều loại vacxin để tiêm phòng virus hô hấp.
- Triệu chứng và dấu hiệu bao gồm:
– Sốt cao 39 – 40°C
– Khó thở, nhịp tim nhanh
-Khạc đờm có mủ, có máu - Điều trị: Không đặc hiệu, nghỉ ngơi, chống bội nhiễm
2. Viêm phổi do tụ cầu
- Giống phế quảng phế viêm, nhiều ổ áp xe nhỏ ở phổi, có khi có nhiều bóng hơi tròn ở hai phổi
- Bệnh xảy ra ở trẻ em, do tụ cầu vàng gây bệnh, hậu phát sau nhiễm tụ cầu ở da
- Tổn thương giải phẫu bệnh: phế quản phế viêm chảy máu
- Điều trị: phải dùng kháng sinh liều cao nhất là trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết:
– Oxacillin
– Cephalosporin
– Vancomycin
3. Viêm phổi do liên cầu
- Nguyên nhân: do liên cầu tan huyết nhóm A
- Tổn thương giải phẩu bệnh: áp xe dưới màng phổi, vỡ vào màng phổi gây tràn máu màng phổi, tổn thương tổ chức kẽ quanh phế nang
- Điều trị: kháng sinh thường được sử dụng là penicillin, ampicillin, cephalosporin
4. Viêm phổi do trực khuẩn Gram âm
- Dấu hiệu của bệnh xảy ra ở người già yếu, nghiện rượu giống phế quản phế viêm
- Điều trị: penicillin ít hiệu quả, thường dùng cephalosporin thế hệ 3
5. Viêm phổi do vi khuẩn Gram âm
- Bệnh xảy ra ở trẻ em, ít khi xuất hiện ở người lớn.
- Điều trị: penicillin ít hiệu quả, phải cho cephalosporin thế hệ 3
6. Viêm phổi do hít vào còn gọi là do men
- Bệnh xảy ra ở người hôn mê, mất ý thức, ngộ độc rượu, gây mê, cho ăn bằng ống thông, có lỗ rò khí quản thực quản, lỗ rò phế quản thực quản.
- Diịch vị và men tiêu hóa từ dạ dày sặc vào phổi gây viêm thùy dưới của phổi. Bệnh thường nặng và điều trị khó khỏi.
7. Viêm phổi do ứ đọng
8. Viêm phổi do bức xạ
9. Viêm phổi do sặc dầu
10. Hội chứng Loeffler
11. Viêm phổi do dịch hạch
12. Một số thể lâm sàng đặc biệt
Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh viêm phổi và phế quản phế viêm rất phổ biến, số bệnh nhân nằm viện cũng như số bệnh nhân điều trị ngoại trú rất nhiều. Mặc dù có nhiều kháng sinh hiệu nghiệm nhưng biến chứng và nguy cơ tử vong của bệnh vẫn còn. Nhất là khi bệnh gây nên bởi virus vẫn chưa có thuốc đặc trị giải quyết. Vì vậy việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng.
- Điều trị tốt ở nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi họng. Nhất là viêm xoang có mủ, viêm amidam có mủ, viêm họng bằng kháng sinh toàn thân hay khí dung.
- Điều trị tốt những đợt cấp của viêm phế quản mạn tính bằng kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Loại bỏ những yếu tố kích thích có hại như thuốc lá, thuốc lào.
- Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.
- Tiêm vacxin ngừa bệnh
Bệnh ở trẻ sơ sinh:
- Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có triệu chứng như thế nào?
- Triệu chứng hạ đường huyết sơ sinh và cách điều trị
- Viêm màng não mủ ở trẻ em (trẻ sơ sinh) có những triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
- Phòng ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh
- Triệu chứng tràn khí màng phổi thứ phát ở trẻ sơ sinh
Bệnh người lớn và trẻ em:
Vắc xin mới phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết… do phế cầu khuẩn cho trẻ em và người lớn được hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai tiêm đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 17/11/2019.
Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa, hệ thống tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC, vắc xin “phế cầu 13” mới được đưa về Việt Nam là thông tin vui với hàng triệu người dân, bởi hiện Việt Nam chỉ có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ dưới 5 tuổi, trong khi tỷ lệ trẻ trên 5 tuổi và người lớn có nhu cầu tiêm phòng các bệnh nguy hiểm này là rất lớn, nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh phổi như lao phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính COPD, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp… được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh mà không có vắc xin để tiêm, nhiều người đã phải ra nước ngoài chỉ để tiêm 1 loại vắc xin này.
Xem thêm ở đây nhé mọi người: https://vnvc.vn/viet-nam-da-co-vac-xin-moi-phong-benh-viem-phoi-viem-mang-nao/
Cảm ơn thông tin bổ ích của bạn nhé
Có thông tin chi tiết về bệnh viêm phổi ở bé mới sinh không ạ?
Bạn có thể tham khảo thông tin này nhé: https://songkhoe.medplus.vn/viem-phoi-o-tre-so-sinh/
làm sao để phân biệt giữa viêm phổ và viêm phế quản vậy mọi người
Hiện tại không có sự phân biệt rõ ràng giữa viêm phế quản và viêm phổi. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có những sự khác biệt nhất định.
Cách phân biệt triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản có thể dựa vào:
– Viêm phổi ảnh hưởng đến các túi khí ở trong phổi. Trong khi viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc các ống phế quản. Ống phế quản là nơi mà không khí ra vào phổi.
Phần lớn các trường hợp viêm phế quản là do vi rút gây ra. Loại vi rút này thường cũng chính là loại gây cảm cúm. Cách lây lan cũng tương tự như cảm cúm lây lan.
– Triệu chứng nổi bật nhất của viêm phế quản là tình trạng ho, sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Viêm phế quản thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, có khi lâu hơn.
Vì phần lớn các trường hợp viêm phế quản là do vi rút gây ra nên điều trị bằng kháng sinh thường không hiệu quả.
Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm phổi lại là vi khuẩn chứ không phải vi rút, chỉ một số ít trường hợp viêm phổi là do vi rút và nấm gây ra.
– Nếu viêm phế quản chỉ ảnh hưởng đến các ống phế quản thì ở viêm phổi, tình trạng viêm nhiễm đã xâm nhập vào phổi, gây viêm các mô bên trong phổi. Nhiễm trùng phổi có thể xuất hiện ở cả 2 phổi, ở một phần nhỏ hoặc lan rộng trong phổi. Phạm vi nhiễm trùng càng lớn thì bệnh càng nặng.