Thế nào là bất đồng nhóm máu Rh (Rhesus) khi mang thai?
Yếu tố Rh
Yếu tố Rh (Rhesus) là một kháng nguyên (protein đặc hiệu) được cơ thể sản sinh ra để phân biệt được máu của mình. Kháng nguyên Rh nằm trên bề mặt hồng cầu và là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm máu.
Máu ở người được chia làm 4 nhóm: A, B, AB, O dựa vào các protein đặc hiệu cho nhóm máu. Mỗi một nhóm máu lại còn được phân loại bởi sự hiện diện của Rh trên bề mặt hồng cầu. Người có protein đặc hiệu này sẽ mang nhóm máu Rh dương (A+, B+, AB+, O+). Người không có protein Rh sẽ mang nhóm máu Rh âm (A-, B-, AB-, O-)
Theo thống kê, Rh có mặt trong khoảng 85% dân số thế giới. Nghĩa là có đến 85% dân số mang các nhóm máu dương, và 15% mang các nhóm máu âm.
Cơ chế của bệnh Rhesus
Kháng nguyên là những protein đến từ môi trường bên ngoài cơ thể. Kháng thể là những protein đặc hiệu được cơ thể sản sinh ra để chống lại kháng nguyên. Khi cơ thể phát hiện sự có mặt của các protein lạ không thuộc cơ thể, hệ đề kháng sẽ cử các kháng thể đặc hiệu đi tiêu diệt chúng để đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể.
Hiện tượng bất đồng nhóm máu xảy ra khi cơ thể người mẹ mang nhóm máu Rh(-) tiếp xúc với các nhóm máu có R(+). Lúc này, cơ thể người mẹ sẽ sinh ra các kháng thể chuyên đi phá những kháng nguyên Rh(+) để ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào cơ thể.
Một khi cơ thể mẹ đã sản xuất ra các kháng thể, chúng sẽ không mất đi. Chúng sẽ tiếp tục chống lại các kháng nguyên trong những lần gặp mặt sau này. Đây cũng chính là cơ chế hoạt động của các loại vaccine.
Bất đồng nhóm máu Rh gây nguy hiểm như thế nào?
Phụ nữ có Rh(-) mang thai nhi có Rh(+) lần đầu, nếu không có những bất thường khác, sự bất đồng nhóm máu Rh này sẽ không xảy ra vấn đề gì. Lúc này, máu của thai nhi chưa trộn lẫn vào máu của mẹ trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, sau khi sinh, máu thai nhi chứa Rh sẽ hoà vào hệ tuần hoàn của mẹ. Cơ thể mẹ vốn không có Rh sẽ lập tức sản sinh ra những kháng thể để chống lại chúng. Một khi cơ thể mẹ đã làm điều này, chúng sẽ ở lại trong cơ thể mẹ vĩnh viễn.
Ở những lần mang thai tiếp theo, nếu bé tiếp tục mang Rh(+), các kháng thể của mẹ sẽ phát hiện và tấn công, tiêu diệt tế bào hồng cầu của bé, làm cho lượng hồng cầu của bé bị giảm xuống. Hiện tượng các tế bào hồng cầu của thai nhi bị kháng thể Rh phá vỡ gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Rhesus
Nếu cả bố và mẹ đều mang Rh(-), bé sinh ra sẽ không bị bất đồng nhóm máu. Đối với mẹ mang Rh(-) và mang thai với bố Rh(+) thì con sinh ra chắc chắn sẽ mang Rh(+).
Ngoài các yếu tố bẩm sinh nói trên, mẹ mang nhóm máu Rh(-) cũng có thể sản sinh kháng thể Rh nếu:
- Mẹ đã từng mổ lấy thai
- Mẹ bị sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung
- Tiếp nhận máu của người có nhóm máu Rh(+) do tai nạn hoặc cần truyền máu
Hậu quả của bất đồng nhóm máu Rhesus
Bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh bị bất đồng nhóm máu Rh với mẹ, hồng cầu của bé sẽ bị phá huỷ do kháng thể trong máu của mẹ. Khi sinh ra, hồng cầu của bé không dự trự sắt đầy đủ và có nồng độ bilirubin trong máu cao. Điều này sẽ làm cho bé bị thiếu máu và vàng da.
Trẻ sơ sinh bị bệnh tán huyết phải được truyền máu nhóm Rh(-) từ một người trưởng thành. Phương pháp này sẽ giúp bé giữ được lượng hồng cầu trong người và dần thay thế máu Rh(+) của bé thành Rh(-). Tuy nhiên, điều này phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tìm kiếm được người có máu Rh(-) thường không dễ dàng, vì nhóm máu này khá hiếm.
Điều tốt nhất mẹ có thể làm để bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị tán huyết áp dụng cách biện pháp phòng tránh Rhesus.
Lưu ý phòng tránh bất đồng nhóm máu Rhesus cho mẹ
Trước khi mang thai, mẹ cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra nhóm máu. Đều này sẽ giúp mẹ sớm phát hiện và phòng ngừa sự bất đồng nhóm máu nếu có. Khi thực hiện xét nghiệm máu, mẹ cũng cần tranh thủ kiểm tra các bệnh về máu có thể có như thiếu sắt trong máu, hồng cầu hình lưỡi liềm,…
Thai phụ mang nhóm máu Rh(-) khi có thai sẽ được bác sĩ chỉ định 2 liều huyết thanh miễn dịch Rh (Rh immune-globulin). Lần đầu tiêm vào tuần thứ 28 của thai kỳ và liều thứ 2 trong vòng 72 giờ sau khi sinh.
Loại huyết thanh này chứ các kháng thể chủ động phá huỷ và ngăn chặn tế bào hồng cầu chứa Rh(+) từ thai nhi sang mẹ trước khi cơ thể mẹ kịp làm điều đó. Điều này sẽ ngăn ngừa được sự sản xuất kháng tháng Rh trong cơ thể mẹ. Điều này cần được thực hiện đều đặn trong những lần mang thai sau của mẹ mang máu Rh(-).
Xem thêm bài viết:
Biến chứng thai kỳ – tăng huyết áp
Nguồn tham khảo: tổng hợp
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!