Bong nhau thai là gì?
Bong nhau thai còn được gọi là sự bong sớm của nhau thai chưa trưởng thành. Đây Là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ. Các vỏ nhau thai tách ra khỏi thành bên trong của tử cung trước khi sinh. Nhau bong non được phân thành độ I, II, III từ nhẹ đến nặng. Mức độ III là tình trạng nặng nhất.

Tỷ lệ mắc bệnh nhau bong non trong thai kỳ khoảng từ 0,6-1%. Nhau bong non là nguyên nhân của 10-15% trường hợp tử vong con trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nhau bong non được chia làm các mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ nặng của biểu hiện trên lâm sàng ở cả mẹ và con.
Biến chứng bong nhau thai nguy hiểm như thế nào?

Nhau bong non thể nhẹ:
Tổng trạng bình thường, không có biểu hiện choáng
Cơ năng: đau bụng ít, ra máu âm đạo với lượng ít
Thực thể: trương lực cơ bản tử cung tăng nhẹ, tim thai bình thường
Nhau bong non thể trung bình:
Toàn thân: có những thay đổi về huyết động như mạch nhanh, huyết áp hạ nhưng chưa gây choáng thực sự.
Cơ năng: đau bụng nhiều hơn, chảy máu âm đạo lượng vừa với các đặc điểm: máu loãng, không có cục máu đông, sẫm màu.
Thực thể: trương lực cơ tử cung tăng nhiều, xuất hiện cơn co tử cung mạnh, tim thai biểu hiện một tình trạng suy thai, bắt đầu xuất hiện rối loạn đông cầm máu.
Nhau bong non thể nặng:
Còn được gọi là phong huyết tử cung bánh nhau.
Toàn thân: choáng do mất máu nặng
Cơ năng: đau bụng liên tục với cường độ mạnh, chảy máu âm đạo. Lượng máu chảy qua âm đạo không phản ánh đúng tình trạng máu mất thực sự của sản phụ.
Thực thể: sờ bụng cứng như gỗ, biểu hiện của tiền sản giật, tim thai mất. Rối loạn đông cầm máu nặng nề, có thể có chảy máu ở các cơ quan trong cơ thể như phổi, dạ dày, ruột, thận, buồng trứng, thậm chí có thể là vị trí lấy đường truyền hay tiêm chích.
Sự xuất hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng giúp phân biệt với các bệnh lý cấp cứu khác trong sản khoa như đa ối cấp, vỡ tử cung, rau tiền đạo.
Đối tượng có nguy cơ bị biến chứng bong nhau thai
Những đối tượng có nguy cơ bị biến chứng bong nhau thai gồm:
- Có tiền sử mắc nhau bong non ở lần mang thai trước
- Tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ
- Sự căng giãn đột ngột quá mức của tử cung khi thay đổi thể tích tử cung như. Trong ối vỡ sớm, ối vỡ non, hoặc sau khi sinh thai thứ nhất trong song thai.
- Tổn thương của mạch máu bánh rau tại vùng rau bám trong các trường hợp như rau tiền đạo, cao huyết áp, đái tháo đường.
- Sang chấn lên vùng bụng của sản phụ.
- Thiếu axit folic, thường gặp ở những sản phụ có mức sống thấp.
- Hút thuốc, sử dụng các chất gây nghiện như cocain làm tình trạng nhau bong non diễn tiến nặng nề hơn.
- Bệnh lý liên quan rối loạn đông cầm máu Sản phụ trên 40 tuổi có nguy cơ mắc nhau bong non cao hơn.
Hậu quả của biến chứng bong nhau thai

Một khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung thì không có phương pháp nào để đưa nhau trở lại. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến thai nhi thiếu oxy và chất dinh dưỡng, bạn cũng có thể bị mất máu nặng. Nhau bong non có thể biến chứng thành sẩy thai, chảy máu, sinh non và cần cấp cứu ngay lập tức.
Lưu ý để tránh nguy cơ bong nhau thai
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế bệnh nhau bong non:
- Khám tiền sản sớm và liên tục để phát hiện và điều trị kịp thời tại nhau bong non tại bệnh viện.
- Điều trị các bệnh như tiểu đường (đái tháo đường) và cao huyết áp sớm để giảm nguy cơ nhau bong non.
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết xem thêm: Biến chứng thai kỳ- Ốm nghén
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!