Chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam hay còn được gọi là chảy máu mũi, xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi bị tổn thương. Đây không phải là bệnh đây là một loại triệu chứng
Chảy máu cam có 3 loại:
- Chảy máu do điểm mạch Kisselbach.
- Chảy máu do động mạch.
- Chảy máu toả lan do mao mạch.
Nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu cam
- Do thời tiết khí hậu: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là khí hậu hanh khô dễ khiến cho bệnh nhân có vách ngăn mũi lệch dễ bị chảy máu
- Thiếu VitaminC,K: Vitamin C giúp cho độ bền của thành mạch, vitamin K tham gia vào quá trình đông máu. Nếu thiếu 2 vitamin này, cơ thể rất dễ gặp phải các tình trạng gây chảy máu, xuất huyết.
- Viêm mũi dị ứng: Khi bị viêm mũi, làm cho mô dọc mũi bị sưng lên khi hít thở sẽ dễ làm căng giãn, vỡ mô làm chảy máu.
- Tăng huyết áp: Người cao tuổi khi bị tăng huyết áp dễ dẫn tới áp lực thành mạch tăng gây nên xuất huyết chảy máu mũi,…
- Stress: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra chảy máu cam ở người trưởng thành.
- Ngoáy mũi hoặc xì mũi mạnh
- Dị vật ở mũi, nhất là ở trẻ nhỏ.
- Các khối u trong mũi: u mạch máu dưới mũi, polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm họng, ung thư vòm họng.
- Chế độ ăn uống: Một vài loại thực phẩm có trong chế độ ăn uống cũng có thể gây chảy máu mũi, chẳng hạn như thức ăn quá cay nóng, bia rượu, sô cô la và trái cây họ cam quýt.
- Sinh lý thay đổi khi mang thai
Chảy máu cam có nguy hiểm không?
Tùy vào từng dấu hiệu bệnh và lượng máu cam ít hay nhiều sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị chảy máu mũi và máu chảy nhiều thì đó là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Nên mọi người cần theo dõi tình trạng chảy máu để có hướng khắc phục nhanh chóng. Nếu bị chảy máu mọi người nên đi khám tại các cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân và có các biện pháp điều trị kịp thời.
Khi chảy máu cam bạn nên làm gì ?
Đừng chủ quan vì nghĩ đây là một triệu chứng thông thường mà ai cũng sẽ từng mắc phải. Dưới đây là những việc bạn nên làm gì khi chảy máu cam:
- Bước 1: Ngồi thẳng.
- Bước 2: Hơi nghiêng đầu về phía trước để máu không chảy xuống họng và dạ dày. Có thể sử dụng bông có tẩm thuốc co mạch để sâu vào vị trí chảy máu.
- Bước 3: Bóp mũi lại và thở từ từ bằng miệng trong khoảng 10 phút cho đến khi máu chảy chậm lại hoặc ngừng hẳn. Động tác này giúp chèn chặt vào điểm chảy máu tại niêm mạc mũi và thường có thể làm ngưng chảy máu cam.
Ngoài ra bạn nên uống một ít nước để cơ thể không bị mất nước. Nếu sau 30 phút vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến ngay trung tâm gần nhất để được chữa trị hiệu quả nhất.
Các cách phòng ngừa chảy máu cam hiệu quả mà bạn nên biết
- Hạn chế ngoáy mũi quá nhiều.
- Khi thời tiết khô hanh, nóng, cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi.
- Không nên ngồi điều hòa quá lâu, cần thường xuyên thay đổi không khí sinh hoạt và làm việc, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
- Bổ sung vitamin C: Sẽ giúp cho cơ thể hạn chế được tổn thương từ mũi, hạn chế được tình trạng chảy máu cam.
- Bổ sung vitamin E: Vitamin E sẽ giúp cho cơ thể phòng tránh được bệnh chảy máu cam. Đồng thời giúp cho khoang mũi không bị khô, hạn chế các tổn thương cho mũi.
- Chườm đá lạnh: Sử dụng đá lạnh để chườm vào 2 sống mũi sẽ hạn chế được lượng máu chảy và giảm tình trạng viêm mũi.
- Nước muối: Nhỏ nước muối vào mũi sẽ có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
- Xông hơi: Một trong những mẹo được ông cha ta sử dụng là xông hơi. Xông hơi sẽ giúp giãn mạch máu ở khoang mũi, hạn chế máu chảy, giảm tình trạng bị viêm.
- Giấm trắng: Khi bị chảy máu bạn nên dùng bông gòn, ngâm trực tiếp vào giấm và đặt bên trong mũi. Đây là cách giúp bạn sát khuẩn và cầm máu hiệu quả.
- Uống nhiều nước: Giúp cho cơ thể của bạn được thanh lọc.
- Trang bị máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ và tránh các tác nhân gây dị ứng.
Khi nào thì bạn nên đến bác sĩ
Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn gặp phải các trường hợp sau:
- Chảy máu mũi khi bạn mới vừa bị tai nạn giao thông;
- Máu chảy nhiều hơn bình thường;
- Gây khó thở;
- Kéo dài hơn 30 phút vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu mũi, ngay cả khi có thể tự cầm được, bạn cũng nên đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chảy máu và có phương án điều trị tốt nhất.
Một số bài viết có liên quan:
Các tài liệu tham khảo: Bệnh viện 108, Hello Bacsi, Vinmec