Bún măng vịt là món ăn bình dân nhưng và vô cùng hấp dẫn. Thịt vịt dai ngon và hương vị thanh ngọt của nước dùng đã giúp cho nó trở nên phổ biến. Trong bài viết hôm nay, Medplus xin chia sẻ đến bạn cách nấu Bún măng vịt THEO CÔNG THỨC KINH DOANH CHUẨN VỊ.
Bún măng vịt THEO CÔNG THỨC KINH DOANH CHUẨN VỊ
1. Sợi bún của các nền văn hóa
Tên gọi
Trong các món ăn châu Á bún là món ăn khá phổ biến, chỉ xếp hạng sau cơm, phở Chúng có dạng sợi, tròn, trắng, mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ. Chúng được tạo ra bằng khuôn có đục lỗ tròn và được luộc chín trong nước sôi. Nó là một thành phần nổi bật trong nhiều món ăn. Bởi trên thực tế ta thấy có nhiều tên món ăn đi kèm với chữ bún như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang, bún qua cầu Vân Nam (Trung Quốc), bún Laksa (Malaysia), bún bò Nam Bộ, bún bò Huế, bún thịt nướng,…
Tính sử
Về hành trình sợi bún, có thể cần nhiều nghiên cứu hơn để biết chính xác về lịch sử của món ăn này. Nhưng một đều ta có thể khẳng định, bún có ở Việt Nam từ rất lâu. Và rất có thể ta biết bún qua quá trình giao thoa văn hóa với Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất bún ở ta thường mang tính địa phương, nhỏ lẻ. Họ chưa thật quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.
Bún măng vịt
Nó thật chất mang đặc trưng của món thịt hầm măng ăn với bún. Trong tên gọi đã có ba thành phần: bún, măng và vịt. Như vậy lại thêm một bằng chứng về việc đặt tên món ăn theo nguyên liệu chính. Người ta có thể ăn với bắp cải trộn gỏi và rau thơm. Nhưng trong bài viết này, Medplus chỉ bạn cách nấu món này theo khẩu vị chuẩn của người sài Gòn. Và họ thường ăn kèm với các loại rau khác.
Hiện nay, ta thấy có rất nhiều cách nấu bún măng tùy theo phần thịt thêm vào. Nhiều nơi người ta nấu thịt gà, thịt ngan, giò heo,… Nhưng vẫn theo hơi hướng của món hầm nhiều dưỡng chất và giàu hương sắc. Bún măng vịt không được đánh giá cao bởi ta chưa quảng bá đúng mực. Medplus hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn khác về món ăn này.
2. Cách nấu bún măng vịt
Thành phần
- 1 con vịt 2 kg,
- 500 g chân gà (đã rửa sạch),
- 1 miếng huyết nếp (đã luộc chín),
- 50 g gừng tươi đập giập, 30 ml rượu trắng (để rửa vịt),
- 50 g gừng nướng, 50 g hành tím nướng, 200 g củ cải trắng (để nấu nước dùng),
- 50 g măng khô (đã ngâm nước gạo qua đêm),
- 5 lít nước,
- Gia vị nêm nước dùng: 30 g muối, 60 g đường, 30 g hạt nêm, 50 g nước mắm ngon, 25 g bột ngọt.
- Gia vị làm nước chấm: 1 củ gừng, 1 ít ớt băm, 45 g đường, 30 g nước mắm, 20 g giấm, 1 g bột ngọt.
- Rau ăn kèm: bắp chuối, giá, rau muống và rau răm. Có thể cho thêm rau thơm.
- Rau nêm: hành và ngò rí cắt nhỏ.
Cách nấu
Sơ chế
Bước 1: Trụng sơ chân gà qua nước sôi để giảm bớt mùi hôi. Vớt ra, xả nước lạnh vào, rửa sạch, để ráo. Chặt đôi chân gà để nó nhanh ra nước ngọt hơn.
Bước 2: Rửa sạch vịt với gừng và rượu trắng.
Bước 3: Gọt vỏ gừng, hành tím đã nướng, rửa sạch.
Bước 4: Gọt vỏ củ cải trắng, rửa sạch, để ráo, cắt xéo.
Nước dùng
Bước 5: Bắt một nồi nước 5 lít lên bếp. Nước vừa ấm cho vịt vào luộc.
Bước 6: Nước sôi trở lại, cho chân gà, gừng, hành tím, củ cải trắng vào.
Bước 7: Khi nồi nước dùng nấu được 30 phút, cho muối, đường và hạt nêm vào. Nêm dằn vào để thịt vịt thấm gia vị.
Bước 8: Cho mề gà, gan vịt vào. Bao giờ nổi lên thì vớt ra.
Bước 9: Rửa sạch măng khô, xé nhỏ. Bắt một nồi nước lên bếp, luộc măng trong 10 phút. Vớt ra ngâm trong nước lạnh, rửa sơ và để ráo.
Bước 10: Cho dầu và hành tím băm vào chảo, nghe thơm thì cho măng vào xào. Nêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, trộn đều. Tắt bếp.
Bước 11: Vớt vịt ra, ngâm nước lạnh, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Lọc kĩ nước dùng. Cho 30 g hành tím phi vào túi vải cho vào nồi nước dùng đã lọc, để mùi thơm của nó làm giảm mùi vịt.
Bước 12: Cho thêm nước mắm, bột ngọt vào nồi nước dùng.
Bước 13: Cho một nửa lượng măng xào vào nồi. Phần còn lại khi nào ăn cho lên tô.
Bước 14: Múc bún ra tô, xếp thịt, măng xào, hành chần lên trên, rắc thêm một ít rau nêm, hành phi, tiêu. Chan nước dùng nóng vào.
Bước 15: Dùng nóng.
Nước chấm
- Xay nhuyễn gừng. Vì gừng cay, nước đục, hậu đắng nên vắt lấy nước. Để lại một ít xác gừng.
- Cho tất cả gia vị làm nước chấm vào chén đựng nước cốt gừng, hòa tan. Cho vào chén một ít xác gừng, hành tím sống cắt lát mỏng vào.
Món bún măng vịt thật dễ nấu.
Lưu ý
- Làm măng cho kĩ. Vì măng có độc tính, người yếu ăn vào dễ bị đau bụng.
- Khi cho hạt nêm vào, để nó tự tan, tránh khuấy, để nước dùng trong. Bao giờ nước dùng sôi bùng thì vớt bọt.
- Nêm cho vị nước dùng đậm một xíu để ăn với bún và rau ngon hơn.
- Dùng nước mắm có độ đạm cao và hơi mặn để nước dùng không bị chua.
- Bạn có thể ăn với miếng.
- Thịt vịt ngọt, mềm, không bị khô.
- Nước chấm đạt chuẩn có vị chua thanh, mặn nhẹ, ngọt vừa, hơi cay.
- Nước lèo trong, có lớp mỡ váng trên bề mặt, thơm. Ngọt thanh, đậm vị.
- Bạn có thể nấu măng tươi. Tuy nó không có độ thơm giòn như măng khô nhưng lại ngọt hơn.
3. Kết luận
Gừng có tính nóng, vịt và măng có tính lạnh. Món ăn Việt Nam tinh túy ở chỗ cân bằng tính vị. Medplus hy vọng bạn nấu thành công món bún măng vịt này và ăn ngon miệng. Nếu bạn thấy công thức thú vị hãy nhanh tay theo dõi web để có thêm nhiều bí quyết nấu ăn ngon.
Xem thêm bài viết:
- Cháo lòng HÀNH TRÌNH HẠT GẠO CHINH PHỤC ĐẠI CHÚNG
- Phở bò miền Nam trong DÒNG CHẢY VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC
- Hủ tiếu Nam Vang NGON NHƯ NGOÀI HÀNG, CÀNG ĂN CÀNG NHỚ
Nguồn: Tổng hợp