Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Làm thế nào để bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân?

vùng an toàn

Bạn cảm thấy mình thoải mái, ấm áp và tự do khi ở trong một giới hạn mà bạn tự đặt cho bản thân mình. Trong vùng an toàn ấy, bạn có thể làm những điều mình thích như đọc một cuốn sách hay, mặc một bộ quần áo bạn cảm thấy dễ chịu nhất hoặc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người…

Đến một ngày, bạn bỗng cảm thấy cuộc sống trở nên quá nhàm chán và tẻ nhạt. Bạn muốn bứt phá khỏi lớp vỏ ốc tù túng kia để khám phá những khía cạnh mới của bản thân và cuộc sống. Đây có thể là một khởi đầu để bạn lột xác và bứt phá thành một phiên bản mới tốt hơn. Hãy cùng thử áp dụng các bí quyết sau đây để bạn có đủ tự tin và dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của mình nhé!

1. Thử tập một thói quen mới

vung an toan 2 1 - Medplus

Nếu cuộc sống hàng ngày của bạn mang đến cảm giác tẻ nhạt với những công việc lặp đi lặp lại như thức dậy, đi đến chỗ làm và về nhà xem tivi thì tại sao bạn không thử tập một thói quen mới như dành thời gian để đọc sách? Bạn có thể đọc những cuốn sách giúp bạn phát triển những kỹ năng sống hoặc học cách quản lý tài chính hay chia sẻ những bí quyết thành công trong công việc. Thực tế, có rất nhiều người đã thành công nhờ duy trì thói quen đọc sách.

Một ví dụ khác, bạn có thể tập thói quen tiết kiệm tiền cho những dự định chi tiêu cần thiết mà không tiêu xài phung phí cho những mong muốn nhất thời nào của bản thân.

Bạn hãy xác định cho bản thân mình những thói quen tốt bạn có thể thực hiện được rồi viết ra giấy hoặc học cách viết nhật ký để duy trì thói quen. Sau đó, bạn cam kết thực hiện thói quen mới trong ít nhất 30 ngày để bản thân làm quen với một thói quen mới. Suy cho cùng, bao nhiêu thời gian cũng trở nên vô nghĩa nếu như bạn không có sự nỗ lực phấn đấu.

Bạn có thể tự thưởng cho bản thân những món quà để lưu giữ lại những trải nghiệm và kỷ niệm về thói quen mà bạn đã làm thành công.

2. Tự tin trước ống kính

 

Nhiều người khi nhắc đến chụp ảnh hay quay phim thường có xu hướng ngần ngại vì sợ mình “không ăn ảnh”. Điều này có thể là trở ngại cho bạn trong việc tìm cách bước ra khỏi vùng an toàn. Bạn nên tập đứng trước ống kính như những thói quen khác mà bạn hay làm thường ngày. Bạn có thể tự tay mình chụp ra những bức ảnh đẹp, những đoạn ghi hình theo cách mà bạn thích. Quá trình này cũng giúp bạn lưu giữ những khoảnh khắc trong mục tiêu thay đổi để bạn có thể nhìn lại sau này.

Bạn có thể bắt đầu cuộc hành trình bước ra khỏi vùng an toàn bằng cách chụp một bộ ảnh theo phong cách mà bạn yêu thích và đổi hình đại diện trên mạng xã hội.

3. Tập bắt chuyện với người lạ

Có lẽ ai cũng đã trải qua cảm giác tự ti khi bước vào một căn phòng chật ních người nhưng bạn không thể tìm thấy một người nào bạn quen thuộc hay có thể tiếp cận. Đặc biệt, việc bắt chuyện với người lạ còn là rào cản khó khăn đối với những người có chứng sợ giao tiếp xã hội hay người có thiên hướng sống nội tâm.

Tuy nhiên, mọi chuyện có thể thay đổi nếu bạn bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất. Bạn chỉ cần đơn giản đến gần một người và bắt đầu một cuộc trò chuyện đơn giản như: “Bạn tên là gì?”, “Bạn làm nghề gì?”, “Quê bạn ở đâu?”… Cuộc nói chuyện từ đó có thể mở rộng hơn làm bạn không còn cảm giác bỡ ngỡ. Nhiều khi việc bắt chuyện với người lạ sẽ mở ra cho bạn một thế giới mới, những điều mới mẻ mà mình chưa biết đến.

Với những người hướng nội, bạn không nên khép kín lòng mình mà hãy tập mở lòng ra để kết nối với mọi người xung quanh. Bạn hãy tự tin về những sức mạnh của người hướng nội cũng tạo nên khả năng hấp dẫn riêng.

Suy cho cùng thì không ai có thể sống một mình được, vì thế dù ở trong bất cứ môi trường nào bạn cũng cần có người để sẻ chia và giúp đỡ.

4. Đi du lịch một mình

vung an toan 1 - Medplus

 

Mình không đi du lịch vì không có người đi cùng”. “Mình không đi du lịch vì mình quá bận”… Nếu muốn bước ra khỏi vùng an toàn, đã đến lúc bạn nên từ bỏ những suy nghĩ này. Bạn nên trải nghiệm du lịch một mình ít nhất một lần để có thể tự khám phá thế giới bên ngoài theo cách riêng của mình.

Ngoài ra, đi du lịch một mình chính là thử thách để bạn vượt lên trên những nỗi sợ hãi trước đây của bản thân. Không có người bạn đồng hành, bạn phải tự lo cho mình mọi thứ. Nhưng cuối cùng, tất cả cũng sẽ đâu vào đấy.

Nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và đảm bảo sức khỏe tốt, cuộc hành trình du lịch một mình sẽ giúp bạn làm tươi mới bản thân sau khi trở về.

5. Thay đổi ngoại hình

Bạn có thể đã quen với những phong cách ăn mặc và thời trang thoải mái hàng ngày giúp bạn tự tin. Song nếu bạn muốn bước ra khỏi vùng an toàn, bạn hãy thử khoác lên người những bộ đồ thể hiện cá tính riêng của bạn mà không quan tâm người khác nghĩ gì về mình. Có thể những ngày đầu bạn sẽ không cảm thấy tự nhiên với những bộ đồ quá khác lạ với mình nhưng sự thật có khi sẽ rất khác so với những điều bạn nghĩ đấy.

Khi mặc những bộ đồ đẹp thể hiện cá tính riêng cũng là một bí quyết giúp bạn nâng tầm giá trị của bản thân và học cách mạnh mẽ hơn với cuộc sống.

6. Đối mặt với nỗi sợ hãi

 

Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm. Sợ hãi là “những kẻ” đeo bám dai dẳng, ngấm ngầm ăn mòn sự dũng cảm và che đậy đi tài năng của bạn. Thực tế, điều làm bạn sợ lại thường chính là những yếu tố giúp bạn thành công trong tương lai đấy!

Những gợi ý lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn đủ mạnh mẽ để vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình:

• Đối diện với nỗi sợ: Tâm lý mọi người thường thích lảng tránh những nỗi sợ hãi để không làm bản thân mình tổn thương. Khi bạn quyết định đối mặt với sợ hãi, bạn sẽ thấy bản thân mình ngày càng trưởng thành hơn và khám phá ra những điều mà bản thân có thể làm dù trước đó bạn nghĩ rằng mình không thể.

• Có người cùng đồng hành với bạn: Quyết định tìm một ai đó đồng hành với bạn để đối diện nỗi sợ hãi sẽ làm tăng sự tự tin hơn cho bạn.

• Chia sẻ nỗi sợ hãi với người thân: Bạn có thể chia sẻ với người thân để có thể hiểu rõ vấn đề hơn và dũng cảm hơn khi đối mặt với nỗi sợ hãi.

• Chuẩn bị tâm lý: Bạn có thể luyện tập và chuẩn bị cho bản thân tâm lý đối phó với những sợ hãi vì khi bạn càng hiểu biết nhiều thì bạn sẽ càng ít lo sợ.

Đừng nghĩ rằng sợ hãi là điều đáng xấu hổ, bởi không ai trên đời là không sợ hãi. Hãy biến nỗi sợ hãi động lực bước ra khỏi vùng an toàn của chính bạn.

7. Lên kế hoạch thực hiện hóa ước mơ

Anh Phan Tiến Thuận (chuyên gia huấn luyện của trường Doanh nhân Đắc Nhân Tâm) chia sẻ cách vạch kế hoạch chinh phục ước mơ: “Thực hiện ước mơ cũng giống như đi du lịch vậy. Trước tiên bạn phải chọn nơi mình thật sự muốn đến, sau đó tìm hiểu xem ở đó có những gì và cần chuẩn bị gì cho chuyến du lịch đó? Vậy nên, bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình hiện thực hóa ước mơ chính là lên một lịch trình cho mình”.

Một khi bạn quyết định theo đuổi và thực hiện ước mơ dù nhỏ hay lớn thì đó cũng là cách mà bạn bước ra khỏi vùng an toàn.

Như vậy, qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm động lực, dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: 10 Ways to Overcome Fear and Break Out of Your Comfort Zone

7 Steps for Getting Out of Your Comfort Zone

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *