Bệnh viêm thanh quản là hậu quả của việc cảm lạnh hay do nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh gây ra triệu chứng khàn tiếng, mất tiếng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm thanh quản là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Viêm thanh quản là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm trong họng bị sưng dẫn đến hiện tượng khản tiếng và mất giọng. Khi mắc bệnh, âm thanh hình thành từ không khí đi qua dây thanh quản bị biến dạng khiến cho giọng nói trở nên khàn, thậm chí là khó nghe.
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm ở thanh quản
Đa số trường hợp, bệnh lý này thường kéo dài không quá 1 tuần với nguyên nhân phổ biến là do nhiễm virus sau khi bị cảm lạnh, cúm. Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này bao gồm:
- Khàn giọng
- Giọng nói yếu hơn hoặc mất tiếng
- Có cảm giác ngứa, rát trong cổ họng
- Đau họng
- Khô họng
- Ho khan
- Khó nuốt
Nguyên nhân bệnh viêm thanh quản
– Thay đổi thời tiết: Chênh lệch nhiệt độ đột ngột giữa môi trường và cơ thể khiến kích thích niêm mạc họng gây viêm cấp, mãn tính.
– Bệnh do nhiễm virus
– Bệnh do vi khuẩn: Nguyên nhân viêm cấp và mãn tính thường gặp là do phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu.
– Bệnh do nấm: Nấm mốc phát tán trong không khí làm suy yếu niêm mạc họng gây ra viêm cấp, mãn tính .
– Hội chứng trào ngược dạ dày gây viêm.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Các trường hợp viêm cấp hầu như đều có thể được kiểm soát và cải thiện hiệu quả nhờ những biện pháp tự chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như hạn chế nói, uống nhiều nước. Việc nói quá nhiều, liên tục trong khi đang bị viêm ở thanh quản có thể khiến dây thanh âm bị tổn thương nặng hơn.
Nếu thấy các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm.
Trường hợp bạn cần nhận được chăm sóc y tế ngay lập tức là:
- Cảm thấy khó thở
- Ho ra máu
- Sốt dai dẳng không bớt
- Cơn đau ngày càng nặng hơn
- Khó nuốt
Bệnh ở trẻ em cũng có thể xảy ra và bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu thấy:
- Tạo ra âm thanh lạ khi thở, thở rít, thở khò khè
- Chảy nước mũi nhiều hơn bình thường
- Gặp khó khăn khi nuốt
- Khó thở
- Sốt cao (> 39ºC)
Phòng ngừa viêm thanh quản
– Uống nhiều nước. Nước giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch
– Hạn chế rượu và caffein để đề phòng khô họng.
– Không để nhiễm lạnh.
– Điều trị triệt để các viêm nhiễm vùng hầu họng.
– Hạn chế nói nhiều.
– Tránh khạc, động tác này khiến dây thanh âm rung bất thường và có thể làm tăng phù nề. Khạc nhổ còn làm cho họng tiết nhiều chất nhày hơn và bị kích ứng hơn, càng làm cho người bệnh muốn khạc nhiều hơn.
Nguồn tham khảo: