Trẻ em bị nhiệt miệng có sao không?
Nhiệt miệng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chính gây tử vong của nhiệt miệng là do cơ thể trẻ bị mất nước và điện giải (muối) theo phân, ngoài ra nhiệt miệng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ vì trẻ ăn ít đi, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng đồng thời trẻ lại tăng nhu cầu các chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân trẻ em bị nhiệt miệng ?
- Trẻ có bệnh răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm chân răng
- Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm bất thường, là điều kiện lý tưởng để các bệnh viêm nhiễm tấn công
- Chức năng gan của bé bị suy giảm khiến gan không lọc bỏ các độc tố có hại như asen, chì ra ngoài cơ thể. Những độc tố này sẽ tích tụ ở niêm mạc lâu ngày khiến bé bị viêm loét miệng họng.
- Cơ thể trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin B12, axit folic, kẽm.
- Trẻ bị bệnh tay chân miệng
- Trẻ bị nhiễm khuẩn HSV, HHV và nhiễm vi-rút VZV (bệnh thủy đậu), CMV đều thuộc nhóm Herpes
- Trẻ vô tình bị rách niêm mạc miệng do vật cứng nhọn gây ra
- Trẻ dùng thuốc kháng sinh lâu dài, cơ thể mệt mỏi, tinh thần căng thẳng
- Trẻ bị dị ứng với một số loại thực phẩm như cà phê, các loại hạt, phô mai, dứa, mía
Phương pháp chăm sóc trẻ em bị nhiệt miệng đúng cách
Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng tại nhà
- Để điều trị, mẹ cần cho trẻ uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.
- Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.
- Kiêng dùng nước đá lạnh.
- Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.
- Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.
- Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… và nên ăn nhạt.
- Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị nhiệt miệng
Ăn thức ăn dạng lỏng:
Mẹ nên chế biến các món ăn ở dạng lỏng, mềm để bé dễ nhai, nuốt như cháo, súp, chè…
Uống nhiều nước lọc:
Uống nhiều nước các loại sẽ giúp vùng miệng họng đau sưng loét dễ chịu hơn.
Uống nhiều nước trái cây:
Nước ép trái cây tươi rất nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi… giúp cơ thể trẻ nhỏ tăng cường đề kháng, hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn. Trong khi chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng, mẹ nên cho con uống ít nhất 1 ly nước cam mỗi ngày nhưng không nên uống khi bé đói.
Nước củ cải:
Củ cải tươi ép lấy nước uống hoặc nấu canh củ cải cho trẻ uống nước canh giải nhiệt sẽ nhanh lành các vết loét nhiệt miệng.
Uống nước khế chua:
Chọn loại khế chua, dùng 2-3 quả, thái mỏng, đem đun sôi lấy nước dùng. Nước khế để nguội, cho trẻ ngậm và nuốt dần.Khế chua có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch nhiều hơn nên trẻ mau khỏi nhiệt miệng.
Nước cà chua ép:
Cà chua ép tươi, lọc bỏ bã, nếu trẻ thích có thể cho thêm 1 thìa mật ong để dễ uống. Nước cà chua sẽ giúp làm lành nhanh các vết loét trong khoang miệng của trẻ.
Thịt vịt:
Trong số các loại thịt động vật, thịt vịt là thực phẩm có tính mát, giúp giải nhiệt nhưng vẫn cung cấp chất đạm và chất dinh dưỡng cần thiết khác cho trẻ nhỏ.
Cách phòng ngừa cho trẻ em bị nhiệt miệng
- Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt điều độ, ăn ngủ vui chơi đúng giờ giấc, tinh thần thoải mái.
- Xây dựng chế độ ăn phong phú, đảm bảo đủ 4 nhóm chất cần thiết. Ăn thức ăn theo mùa, đặc biệt trong ngày hè bổ sung nhiều thực phẩm có tính mát, giải nhiệt.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Dạy trẻ súc miệng nước muối loãng để sát trùng, làm sạch khoang miệng, họng. Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Tránh để trẻ ngậm các vật sắc nhọn, cho tay vào miệng.
- Không ép trẻ ăn khiến trẻ sợ quấy, dễ cắn vào lưỡi.
Đưa trẻ em bị nhiệt miệng đến bác sĩ ngay nếu:
Nên đưa trẻ bị nhiệt nhiệt miệng đi khám nếu:
- Nếu trẻ bị nhiệt miệng trên 10 ngày chưa khỏi, vết loét sâu, chảy máu
- Trẻ quấy khóc, đau đớn kéo dài, bỏ ăn, bỏ bú, cơ thể mệt mỏi.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng như thế nào? Trẻ bị nhiệt miệng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết khi chăm sóc trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp