Trẻ bị tắc ruột có sao không?
Tắc ruột là hiện tượng tắc nghẽn các chất có trong lòng ruột, bao gồm ruột non và đại tràng. Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồng ruột rõ ràng nhất là trẻ đột ngột khóc to do đau bụng. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu khóc do đau bụng là khi khóc trẻ kéo mạnh đầu gối và ngực. Trẻ khóc mỗi lần xuất hiện cơn đau. Tắc ruột khiến các chất trong lòng ruột ứ đọng, lâu dần tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như hoại tử ruột, thậm chí là tử vong. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị tắc ruột là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị tắc ruột
Ở trẻ nhỏ, đa số nguyên nhân gây tắc ruột là lồng ruột. Do ruột có hình dáng dài như một chiếc ống.
Ruột của trẻ sơ sinh thẳng, có một phần trong lồng ruột trượt vào bên trong đoạn ruột ở gần. Một vài trường hợp sự tăng trưởng bất thường trong ruột tạo ra hiện tượng lồng ruột như polyp hoặc một khối u. Nhu động bình thường giống như các cơn co thắt ruột và kéo niêm mạc ruột vào phần phía trên. Tuy nhiên, đa số các trường hợp lồng ruột ở trẻ nhỏ không thể xác định được nguyên nhân.
Một số nguyên nhân khác gây tắc ruột ở trẻ nhỏ gồm:
- Viêm ruột
- Viêm túi thừa: Các túi nhỏ, phồng ở đường tiêu hóa bị viêm nhiễm
- Xoắn đại tràng
- Thoát vị: Một phần ruột nhô ra thành bụng
- Phân
Phương pháp chăm sóc trẻ bị tắc ruột tại nhà
- Thay đổi chế độ ăn uống để ngăn chặn tình trạng tắc ruột.
- Nên ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên trong suốt cả ngày và áp dụng một chế độ ăn uống ít chất xơ loại bỏ ngũ cốc, các loại hạt.
- Tránh mất nước bằng việc uống nhiều chất lỏng như nước súp, trà, nước trái cây và nước.
- Cho trẻ vận động hợp lý để cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất tốt hơn.
- Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, chế độ ngủ hợp lý.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tắc ruột
Thực phẩm mà trẻ bị tắc ruột nên ăn
- Sữa và các chế phẩn từ sữa nên tiêu thụ ở mức vừa phải. Lưu ý, nên chọn loại sữa không có lactose.
- Các loại thịt động vật không có chất xơ như thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt lợn, cá…
- Nên uống nhiều nước lọc, nước canh, nước ép rau củ quả.
- Các loại rau củ quả: Măng tây, củ cải, đậu xanh, cà rốt, nấm, cải bó xôi, bí đao, bí ngô; dưa hấu, chuối chín, dưa gang, quả bơ, đu đủ chín…
Thực phẩm trẻ bị tắc ruột nên tránh
- Hạn chế chất xơ: các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu đỗ, rau củ quả già… vì chất xơ khó tiêu hóa, bã thức ăn có thể tích tụ lại trong ruột.
- Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn: vì đây là những thức ăn không tốt cho hệ tiêu hóa. Dung nạp quá nhiều, bộ máy tiêu hóa sẽ phải làm việc với cường độ cao gấp nhiều lần để tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế ăn các loại trái cây tươi hoặc sấy khô như: mận, dâu, nho khô, quả sung, dứa…
- Hạn chế thịt đỏ
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng, chua chát
Nguyên tắc ăn uống
- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, soup, bún, phở, mì, các món ăn hầm nhừ, sữa chua…
- Nên chia nhỏ bữa ăn, có thể ăn thành 5-6 bữa/ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
- Không nên ăn quá no trong một bữa và cũng không nên để rơi vào tình trạng quá đói.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị tắc ruột
- Cho trẻ ăn hoa quả có nhiều chất xơ, có nhựa, tránh ăn hoa quả có nhiều pectin lúc bụng đói lúc này dạ dày rỗng, nồng độ hcl cao, các chất có trong các loại thực phẩm này dễ kết tủa, vô tình tạo thành chất kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã thức ăn.
- Dặn trẻ nhai kỹ, ăn chậm để dễ dàng tiêu hóa thức ăn
- Cho trẻ ăn thức ăn nấu chín kỹ
- Cho trẻ uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước/ngày
- Khuyến khích trẻ tập thể dục đều đặn, vận động thường xuyên để kích thích ruột co bóp và lưu thông
- Nếu cho trẻ ăn rau thì nên ăn các loại rau có độ nhớt dễ hòa tan với nước, chống táo bón như: đậu bắp, mồng tơi, rau đay…
Qua những thông tin medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị tắc ruột như thế nào? Trẻ bị tắc ruột có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: tổng hợp