Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản có sao không?
Khi thời tiết thay đổi, do hệ miễn dịch còn non kém, trẻ em thường mắc viêm phế quản với các biểu hiện như ho, sổ mũi và khó thở. Trẻ bị viêm phế quản thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời. Có thể gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phế quản ?
- Trẻ bị béo phì: có sự tăng nguy cơ xuất hiện viêm phế quản ở thanh thiếu niên thừa cân và béo phì. Nguyên nhân là do sự giảm hoạt động của hệ hô hấp và hạn chế luồng khí. Có thể do trọng lượng cơ thể dư thừa.
- Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với phấn hoa, bụi nhà, lông súc vật: trẻ có cơ địa dị ứng có sự tăng tính phản ứng của phế quản. Đặc biệt khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Vì vậy, trẻ dễ bị viêm phế quản hơn các trẻ khác trong điều kiện sống như nhau.
- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá: khói thuốc lá chứa khoảng 4000 chất độc hại. Chúng gây viêm các tế bào lông chuyển đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em, nếu hít phải khói thuốc lá sớm và thường xuyên, trẻ có nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính.
- Trẻ sống trong những ngôi nhà có độ ẩm cao và có nấm mốc: môi trường sống chật chội với độ ẩm cao là các yếu tố thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Trẻ em sống trong môi trường như vậy sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp và dễ mắc viêm phế quản ở trẻ hơn.
Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản tại nhà
- Giữ ấm cho trẻ, cho trẻ uống nước ấm.
- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mũi.
- Hạ sốt cho trẻ bằng chườm ấm toàn thân. Chườm ấm đúng cách có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ giảm đến 1°C. Uống thuốc hạ sốt paracetamol khi nhiệt độ trẻ ≥ 38,5°C theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bác sĩ có thể kê cho con bạn thuốc làm loãng đờm như N-acetylcystein. Giúp bé ho để đẩy đờm ra khỏi đường dẫn khí dễ dàng hơn.
- Bệnh chủ yếu do virus gây nên, vì vậy dùng kháng sinh thường không có tác dụng. Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
Thực phẩm mà trẻ bị viêm phế quản nên ăn
- Thực phẩm giàu hàm lượng protein: không chỉ giúp duy trì trạng thái hoạt động mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trẻ. Từ đó chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài và giúp bình phục bệnh nhanh chóng.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa rất giàu hàm lượng vitamin d, canxi và proitein đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hồi phục bệnh ở bé bị viêm phế quản. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên dùng các loại sữa chứa hàm lượng chất béo thấp.
- Sữa chua: là nguồn thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.
- Rau xanh và hoa quả tươi: với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại vitamin. đặc biệt là vitamin a, c và e mang lại nhiều lợi ích đối với bệnh. Đây đều là những hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ.
- Nước ép trái cây, rau củ quả: các loại thức uống này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với bệnh viêm phế quản ở bé. Chúng không chỉ giúp cung cấp nước mà còn bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ điều trị bệnh.
Thực phẩm trẻ bị viêm phế quản nên tránh
- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ: trẻ thường xuyên ho, có đờm, đau rát họng, việc ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao: gây tăng sinh dịch nhầy trong cổ họng. Làm nghiêm trọng hơn biểu hiện ho, khó thở.
- Thức ăn quá mặn: cơ chế hấp thụ muối sẽ gây tăng sinh chất nhầy nhiều hơn. Đặc biệt với trẻ viêm phế quản sẽ khiến tình trạng ho, đau rát họng, đờm nặng hơn.
- Đường tinh chế: gây ra tình trạng khó thở và khiến quá trình điều trị khó khăn hơn. Vì thế, cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường như bánh quy, bánh ngọt, socola, các loại sữa có đường, kẹo, trái cây đóng hộp,….
- Thức ăn cay nóng, chua chát: khiến cho đờm đặc quánh, bệnh nhân khó khạc nhổ và luôn cảm thấy khó chịu trong cổ họng, gây trở ngại cho việc ăn uống. Đồ cay nóng như ớt, tiêu,…có thể gây kích ứng, làm loét nặng thêm các vết viêm. Gây khó khăn trong quá trình điều trị của trẻ.
Các nguyên tắc chế biến/ăn uống
- Nên ăn nhiều bữa, số lượng mỗi bữa ít
- Thức ăn nên được chế biến ở dạng nhừ, loãng (cháo, nước, bột…) để dễ tiêu
Cách phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
- Giữ ấm cho trẻ, giữ cho môi trường sống của trẻ sạch sẽ. Bằng cách thường xuyên lau chùi nhà cửa, thay chăn nệm sạch sẽ.
- Với trẻ đã bị dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi nhà,… cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá…
- Chủ động cách ly với người lớn hoặc trẻ nhỏ khác đang mắc bệnh đường hô hấp.
- Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ như vaccine phế cầu, vaccine Haemophilus influenza…
Qua những thông tin medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào? Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: tổng hợp