Cách đối phó với cơn giận tantrum ở trẻ

Thật không may, cơn giận tantrum là một thực tế không thể tránh khỏi khi bạn có con. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu về cách ngăn chặn và đối phó chúng khi chúng xảy ra.
Một phút trước con bạn vui vẻ và bỗng nhiên bé bùng nổ như một quả bóng xì hơi, bắt đầu hú hét và mất kiểm soát. Thật không may, cơn giận tantrum là một thực tế không thể tránh khỏi khi bạn có con.
Vậy tại sao bé lại giận dữ bất thình lình như vậy? Hãy thử đặt mình vào vị trí của con bạn để nhìn ra rằng bé bực dọc mỗi khi không thể bày tỏ điều mình muốn hay khi khối gỗ bé lắp ráp bị rớt ra ngoài vì tay bé không đủ cẩn thận.
Khi nào thì cơn giận tatrum xuất hiện?
Mặc dù có thuật ngữ “Terrible Twos”, những cơn giận tantrum có thể bắt đầu sớm nhất là khi bé 12 tháng và tiếp tục sau 3 hoặc 4 tuổi. Mặc dù chúng xảy ra phổ biến nhất là vào trong năm thứ hai hoặc thứ ba của trẻ.
Vì sao con giận dữ?
Những cơn giận dữ của trẻ có thể vì một số nguyên nhân sau:
- Sự bực dọc của trẻ khi trẻ bị không thể bày tỏ cảm xúc và giao tiếp bằng lời nói như cách mình muốn.
- Sự cần thiết phải khẳng định sự bản thân
- Cảm thấy thiếu kiểm soát
- Có quá ít hoặc quá nhiều giới hạn được đặt ra cho trẻ
- Đói, mệt mỏi, quá phấn khích và sự buồn chán
Cách xử lý cơn giận tantrum ở trẻ
Mặc dù đôi khi không thể tránh khỏi những cơn tantrum, nhưng sử dụng một số chiến lược thông minh có thể giúp bạn xử lý nó:
- Xử lý theo tính cách của con bạn. Đối với một số bé, việc giữ lịch ăn uống, ngủ trưa và giờ đi ngủ đều đặn giúp chúng biết được những gì chúng có thể mong đợi ở các thời điểm khác nhau trong ngày – điều này khiến chúng cảm thấy an tâm, tự kiểm soát thế giới xung quanh và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, những đứa trẻ khác lại phát triển theo tính tự phát. Vì vậy nếu con bạn có vẻ bị căng thẳng bởi lịch trình, hãy thư giãn một chút.
- Loại bỏ “bốn điều“. Đó là đói, mệt mỏi, buồn chán và kích thích quá mức. Việc đó có nghĩa là tránh lên lịch quá mức hoặc lên kế hoạch cho một chuyến du ngoạn lớn (như mua hàng tạp hóa) trước giờ ngủ trưa. Và luôn nhớ hãy ra khỏi nhà với chiếc bụng no căng của bé – cùng với đồ ăn nhẹ lành mạnh và một cuốn sách hoặc đồ chơi nhỏ yêu thích.
- Cắt giảm từ “không”. Điều này bao gồm việc bảo vệ trẻ trong nhà (để bạn không phải liên tục la hét rằng, “Không, đừng chạm vào cái đó!”). Và hãy đặt ra các giới hạn rõ ràng với bé.
- Hãy để bé tự lựa chọn bất cứ khi nào có thể. Việc để tự trẻ đưa ra quyết định về việc ăn ngũ cốc hay sữa chua vào buổi sáng sẽ giúp trẻ được cảm giác sự độc lập hơn.
- Đừng nói “có thể.” Trong suy nghĩ của trẻ, từ “có thể” có nghĩa là “có”. Thay vào đó, hãy nói rõ ràng là “có” hoặc “không” hoặc thương lượng với bé để được thỏa hiệp.
9 cách đối phó với cơn giận tantrum của trẻ

Có lẽ bạn đã học được bài học khó khăn là đôi khi mọi sự chuẩn bị trên thế giới có thể sẽ không hiệu quả như mong muốn. Trẻ có thể thay đổi cảm xúc vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.
Vì vậy, nếu không có lý do rõ ràng nào khiến con bạn nổi cơn thịnh nộ, bạn có thể sẽ thành công với một trong những chiến lược giải quyết những cơn giận dữ này.
Chỉ cần ghi nhớ rằng luôn áp dụng chúng đúng thời điểm. Hầu hết các phương pháp đánh lạc hướng đều hoạt động hiệu quả nhất nếu bạn sử dụng chúng ngay khi con bạn bắt đầu mất bình tĩnh. Nếu bạn đợi cho đến khi bé hét lên thì sẽ quá khó để giúp bé bình tĩnh lại.
1. Chơi một trò chơi
Cố gắng lôi kéo con bạn tham gia một trò chơi đơn giản như “I Spy”, trò chơi này rất hiệu quả ở những nơi cần chờ đợi (như khi ở nha lộ hoặc sân bay). Điều này có hiệu quả ở hai cách. Một là tạo ra sự phân tâm, vì vậy bất cứ điều gì khiến bé buồn phiền sẽ được quên đi để có được niềm vui. Thứ hai, những cơn giận dữ thường là một sự thu hút để được chú ý cũng như là phản ứng khi con bạn thất vọng.
2. Làm cho con bạn cười
Tiếng cười giải phóng tất cả các loại hóa chất và tạo ra cảm giác dễ chịu trong não, nó ngăn chặn các chất gây căng thẳng – vì vậy hãy làm điều gì đó ngớ ngẩn. Ví dụ, nếu con bạn không chịu đứng yên để thay tã, hãy đặt một chiếc tã sạch lên đầu con. Nếu trẻ không chịu uống sữa, hãy cầm một quả chuối và gọi điện thoại. Điều tuyệt vời nhất về việc khiến một đứa trẻ mới biết đi cười khúc khích không quá khó.
3. Chơi trò trốn tìm với bé
Tất nhiên, đừng đi xa và ở trong tầm mắt của con bạn – và hãy xuất hiện ngay lập tức đằng sau quầy đồ hoặc giá treo quần áo. Sau một giây, xuất hiện lại và nói “Ú òa!” với một nụ cười. Con bạn sẽ cười vì thích thú và muốn bạn làm điều đó lại một lần nữa.
4. Chơi trò quan sát với bé
Hành động rất quan tâm đến một cái gì đó ở xa. Nheo mắt và nhìn nó. Sau đó, lầm bầm, “Đó là một con ngựa?” Sau vài phút quan sát xung quanh, hai bạn có thể cùng nhau kết luận rằng không, có lẽ là không phải.
5. Cho phép bé chơi với những đồ vật của bố mẹ
Hầu hết trẻ đều bị mê hoặc bởi các phụ kiện của người lớn như ví, chìa khóa ô tô, điện thoại di động và những thứ tương tự. Nếu bạn đang ở một nơi nào đó mà điện thoại sẽ không bị ném và vỡ (như văn phòng bác sĩ trải thảm) và chùm chìa khóa sẽ không bị thất lạc (như gian hàng trong nhà hàng), hãy cân nhắc việc gây ngạc nhiên cho đứa trẻ của bạn bằng việc cho phép bé chơi với những đồ vật của bạn. Nhưng hãy cẩn thận – nếu bạn phải đòi lại đồ vật, chắc chắn rằng bé sẽ tức giận và nổi cơn thịnh nộ mà không thể ngăn cản. Vì vậy, hãy đảm bảo sự sắp đặt đó là phù hợp và bạn ổn với từ bỏ thứ đó cho đến khi rời đi.
6. Nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ
Đừng cố gắng la hét với trẻ mà hãy bắt đầu thì thầm bằng một giọng nhẹ nhàng êm đềm. Mẹo đó là điều này sẽ chỉ hiệu quả nếu trẻ đang nhìn bạn. Ngay sau khi trẻ nhận ra bạn đang nói, trẻ có thể sẽ im lặng để cố gắng tìm ra lý do tại sao bạn lại nói nhỏ như vậy. Chỉ cần đảm bảo bạn đang nói điều gì đó nhẹ nhàng, chẳng hạn như: “Ba/Mẹ rất tiếc vì con buồn bã. Tại sao chúng ta không đi dạo?”. Tuy nhiên, đừng dựa vào thủ thuật này quá thường xuyên, nếu không nó có thể không còn tác dụng.
7. Không phản ứng
Đôi khi, sự kịch tính quá mức của bé chỉ là diễn kịch. Trong khi trẻ có thể thực sự bực bội, trẻ cũng biết rằng khi trẻ khóc hoặc quấy khóc, trẻ sẽ được quan tâm. Vì vậy, nếu trường hợp này xảy ra và miễn là con bạn không có vẻ đặc biệt căng thẳng, hãy cố gắng không phản ứng và tiếp tục với công việc bạn đang làm. Bạn thậm chí có thể ngâm nga hoặc hát thật to để bé nhận được thông điệp. Miễn là trẻ không làm bất cứ điều gì có thể gây hại cho môi trường xung quanh hoặc bản thân, thì đây có thể là một cách hiệu quả để giảm bớt cơn giận ở trẻ.
8. Giữ vững lập trường của bạn
Lặp đi lặp lại những từ giống nhau có thể giúp bé bớt nổi cơn thịnh nộ. Vì vậy, hãy giữ bình tĩnh và không nhượng bộ. Ví dụ: nếu trẻ quấy khóc khi bạn không cho trẻ ăn bánh quy ngay trước bữa ăn tối, phản ứng của bạn phải là lặp đi lặp lại quy tắc: “Chúng ta không ăn bánh quy trước khi ăn tối. Chúng ta không ăn bánh quy trước bữa tối.” Bí quyết là phải nhất quán và bình tĩnh nhất có thể. Giữ giọng nói của bạn đều và khuôn mặt của bạn vô cảm. Bé sẽ hiểu rằng bạn đang nói chuyện nghiêm túc và nhận ra rằng bé sẽ không được cho phép ăn bánh quy trước bữa tối.
9. Ôm lấy bé
Khi một cơn giận dữ biến thành một cơn la hét, sự im lặng hay vô cảm hay bất cứ trò đùa nào đều sẽ không còn có tác dụng. Nếu con bạn vô cùng bực dọc, chúng sẽ không quan tâm để nghe thấy lời bạn nói. Nhưng dựa vào sức mạnh của cái ôm có thể giúp bé dễ chịu hơn, đặc biệt khi việc mất kiểm soát có thể rất đáng sợ đối với một đứa trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy bế bé lên và cho bé một cái ôm vững chãi nhưng nhẹ nhàng. Và một cái ôm cũng có thể giúp làm tan đi mọi cơn tức giận hoặc thất vọng của bạn .
Những điều nên làm khi con bạn nổi cơn giận tantrum
Một số điều cần ghi nhớ khi bạn xử lý cơn tantrum của bé:
- Dù bạn làm gì – đừng nhượng bộ những yêu cầu của bé. Điều này chỉ dạy bài học rằng cơn giận dữ là điều cần phải kết thúc. Nếu bạn đang ở nơi công cộng và con bạn không bình tĩnh lại được, hãy cân nhắc việc kết thúc chuyến đi chơi.
- Tránh trừng phạt thân thể. Đó không bao giờ là một ý hay, và nó đặc biệt rủi ro vào thời điểm cảm xúc dâng trào và bạn có nguy cơ mất kiểm soát.
Giữ con bạn an toàn trong cơn giận tantrum
Nếu con bạn mất kiểm soát về thể chất (đập, đánh), hãy di chuyển bé đến một nơi an toàn. Hãy nhấc bé lên một cách chắc chắn. Nếu bạn đang ở một nơi công cộng, hãy bế bé ra ngoài hoặc đến ô tô của bạn. Nếu điều đó không thực tế, hãy ôm con bạn thật chặt để tránh trẻ tự làm tổn thương mình. (Một số trẻ sẽ bình tĩnh khi được giữ chặt.)
Nói chuyện với bác sĩ của con bạn nếu cơn giận dữ của con bạn là:
- Thường xuyên (hai hoặc nhiều lần trong một ngày)
- Kèm theo cảm giác tức giận dữ dội, buồn bã hoặc bất lực
- Theo đó là các hành vi đáng lo ngại như gây hấn, khó ngủ, từ chối ăn uống và lo lắng về sự chia ly
- Thường xuyên xảy ra khi bé trên 4 tuổi
- Dưới hình thức bạo lực gây tổn hại cho con bạn, người khác hoặc đồ vật
Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn hoặc bác sĩ của chính bạn nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn tức giận của mình và dường như không thể chịu đựng những cơn giận dữ của con bạn. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải phải làm điều đó một mình.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, nếu thấy hay hoặc bổ ích hãy share và bình luận phía dưới nhé! Chúc bạn luôn vui khỏe.
Xem thêm bài viết:
- Hướng Dẫn Cách Bổ Sung Vitamin C Cho Bé
- Đặt Ra Giới Hạn Nguyên Tắc Để Nuôi Dạy Trẻ Đúng Cách
- Những Điều Cần Biết Để Thực Hành Giấc Ngủ An Toàn Cho Trẻ
- Trẻ Mọc Răng – Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc
Nguồn: whattoexpect