Trong các phương pháp làm đẹp ngày nay, hầu như phương pháp làm đẹp từ thiên nhiên rất được mọi người ưa chuộng. Trong đó chắc chắn không thể không kể đến tinh dầu dừa, vậy thì hôm nay Medplus sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm tinh dầu dừa tại nhà qua bài viết bên dưới.
1. Cách làm tinh dầu dừa bằng nồi cơm điện
1.1 Nguyên liệu cần dùng khi làm tinh dầu dừa bằng nồi cơm điện

Trước khi thực hiện các cách làm tinh dầu dừa bằng nồi cơm điện, chúng ta cần phải có những nguyên liệu sau:
- 500gr dừa khô nạo sẵn
- 500 ml nước sôi
- Rây lược hoặc vải mùng
- Thìa/đũa dùng để khuấy
- Lọ thủy tinh để đựng dầu dừa thành phẩm
- Nồi cơm điện
1.2 Cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện
Dưới đây là cách làm tinh dầu dừa bằng nồi cơm điện:
- Bước 1: Dừa nạo rồi đem ngâm với 500ml nước sôi trong khoảng 15 – 30 phút cho dừa ngấm nước.
- Bước 2: Sau thời gian ngâm bạn đem lọc và vắt thật kỹ phần dừa nạo để lấy nhiều nhất lượng nước cốt có thể, lược qua rây và chuẩn bị mang nấu.
- Bước 3: Cho lượng nước cốt dừa mới lấy được vào nồi cơm điện, nhấn nút “cook” trên nồi cơm điện và đun sôi lượng nước cốt dừa này.
- Bước 4: Sau 40 phút thì phần nước cốt dừa đã khá sệt và bắt đầu tách dầu, đậy hờ nắp nồi cơm điện để dầu không bị bắn ra ngoài và nấu thêm khoảng 20 phút. Khi phần xác dừa đã cô đặc và đọng dưới đáy nồi cơm điện, chuyển màu nâu cánh gián và phần dầu thoảng mùi thơm là bạn có thể ngắt điện nồi cơm điện.
- Bước 5: Tiến hành tách chiết phần dầu dừa vào chén sạch/hũ đựng bằng thủy tinh.
2. Cách làm tinh dầu dừa bằng chảo
2.1 Nguyên liệu cần dùng khi làm tinh dầu dừa bằng chảo

Các nguyên liệu cần có cho cách làm tinh dầu dừa bằng chảo:
- Cùi dừa già (4-8 quả)
- Chảo để nấu dầu dừa
- Túi hoặc khăn thưa
Lưu ý: Tùy vào số lượng dầu dừa bạn muốn làm mà chọn mua nhiều hay ít dừa. Bạn nên chọn dừa già, cơm cứng, dày. Ngoài ra, bạn có thể đến tiệm hoặc tự nạo dừa tại nhà.
2.2 Cách nấu dầu dừa bằng chảo
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu thì cách làm tinh dầu dừa bằng chảo như sau:
- Bước 1: Ép lấy nước cốt dừa từ phần dừa đã nạo bằng một cái túi hay khăn thưa. Khi ép, bạn cần vặn tay thật chặt để lấy hết nước cốt. Để không bị lẫn tạp chất, bạn nên lọc nước cốt bằng một rây nhỏ trước khi đem nấu.
- Bước 2: Đặt một chảo lên bếp, chọn chảo có đáy phẳng để nhiệt lượng tỏa đều, tập trung làm nóng chảo nhanh hơn. Đổ nước cốt dừa vào chảo và đun với ngọn lửa to, thường xuyên khuấy khi đang đun. Bạn đun khoảng 45 đến 90 phút tùy theo độ lửa.
- Bước 3: Đổ chảo dầu dừa vào một dụng cụ lọc đã chuẩn bị trước để tách dầu với lớp cặn. Cuối cùng cho dầu dừa vào hũ đựng.
3. Phương pháp bảo quản tinh dầu dừa

3.1 Nhiệt độ
Khi dầu dừa ở dạng lỏng thì nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 18 – 25 độ C (theo nhiệt độ phòng). Còn đối với dầu dừa ở dạng rắn thì bảo quản ở nhiệt độ từ 1 – 8 độ C, tốt hơn là với dạng dầu dừa ở thể rắn bạn nên cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ để được lâu hơn.
3.2 Ánh sáng mặt trời
Do dầu dừa rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao dù là ở thể rắn hay thể lỏng. Chính vì thế bạn nên để dầu dừa tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay ở những nơi có nhiệt độ quá cao.
3.3 Dụng cụ bảo quản sạch
Việc bảo quản dụng cụ như hũ, chai để đựng dầu dừa cũng rất quan trọng, bởi nếu những dụng cụ đó không được lau khô hay khử trùng sạch sẽ thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng làm dầu dừa bị mốc, hư hỏng và không còn sử dụng được nữa.
Hy vọng, bạn sẽ thích bài viết này cũng như nắm được thêm các cách làm tinh dầu dừa tại nhà nhé. Và hãy nhớ rằng mỗi một phương pháp làm đẹp luôn đòi hỏi sự kiên trì của bạn, chính vì thế hãy duy trì thói quen làm đẹp từ tinh dầu mỗi ngày nhé.