Lẩu bò sa tế với miếng bò ngon mềm, mùi thơm của sả, vị chua nhẹ của giấm. Tất cả hòa quyện cùng vị cay nồng của sa tế tạo thành một món ăn thật cuốn hút.
Cuối tuần rồi, sạo bạn không thử làm món lẩu bò sa tế thơm ngon đãi cả nhà. Bắt đầu cùng với Medplus nhé!
Bí quyết làm món lầu bò sa tế
Thịt bò là nguyên liệu chính của món lầu bò sa tế. Vì thế trong thao tác lựa chọn, đây là nguyên liệu cần được chú trọng nhất. Thịt bò có tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì món ăn mới có thể thơm ngon, hấp dẫn.
1. Cách chọn nguyên liệu

- Nếu mua thịt bò ở chợ, bạn hãy chọn mua nguyên liệu ở hàng nào có thịt màu đỏ tươi. Màu sắc tươi sáng tỉ lệ thuận với chất lượng và độ tươi ngon của thịt bò đấy. Tương tự, thịt bò có màu đỏ sẫm thường là thịt đã được bảo quản lâu ngày.
- Bạn cũng đừng quên kiểm tra độ đàn hồi của thịt bằng cách ấn nhẹ vào thớ thịt nhé. Thịt càng tươi ngon thì độ đàn hồi sẽ càng cao đấy. Thịt kém chất lượng thì độ đàn hồi sẽ thấp hơn hẳn.
- Những miếng thịt bò ngon thường có thớ nhỏ và mịn. Mặt cắt thịt khô ráo, mịn màng. Khi cắt thịt thường không bị vụn hay dính vào dao. Ngược lại, thịt bò có mặt cắt bị ướt, khi sờ vào có hiện tượng dính tay, khi cắt thịt thì vị vụn hay dính vào dao,… Đều là những đặc điểm của thịt bò không ngon.
- Khứu giác cũng là một trong những bộ phận có thể được dùng để đánh giá độ ngon của thịt. Đưa thịt vào gần mũi để kiểm tra mùi hương. Thịt bò tươi ngon sẽ có mùi thơm hơi gây đặc trưng, còn thịt ôi sẽ có mùi hôi khó chịu.
- Nếu mua thịt ở các siêu thị và cửa hàng uy tín thì bạn hãy chọn các thương hiệu lớn nhé. Chú ý các thông tin quan trọng như thành phần, xuất xứ và hạn sử dụng. Tuyệt đối không mua và dùng thịt đã quá hạn sử dụng.
2. Mẹo sơ chế thịt bò đúng cách
- Hãy rửa sơ thịt bò qua nước muối loãng để làm sạch và loại bớt mùi hôi. Tuy nhiên bạn cũng không nên rửa thịt quá kỹ để tránh làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng có trong thịt.
- Để các miếng thịt bò mỏng mà không nát, bạn gói thật kỹ thịt rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh trong khoảng 10 phút. Lúc này miếng thịt bắt đầu hơi cứng lại, bạn chỉ cần lấy thịt ra rồi cắt theo ý muốn. Cách này giúp việc cắt thịt trở nên dễ dàng hơn, miếng thịt cũng sẽ đẹp mắt hơn mà không bị vụn khi cắt.
- Với thịt bò dai, bạn có thể làm mềm bằng phương pháp luộc. Khi nước sôi, vớt bỏ lớp váng rồi cho vào nồi khoảng một thìa cà phê rượu trắng cho 1 kg thịt. Tiếp tục đun thêm khoảng 10 – 15 phút là thịt sẽ mềm ngay.
Lưu ý cho món lẩu bò sa tế
1. Cách chế biến món lẩu bò sa tế lôi cuốn

- Thịt bò nên được ướp với gia vị ít nhất là 10 phút trước khi chế biến. Cách này sẽ giúp cho phần thịt ngấm và đậm đà hơn.
- Xào thịt bò nhanh trên lửa lớn để thịt săn lại mà không bị mất nước. Khi nấu nước dùng thì bạn hạ lửa xuống ở mức vừa là được.
- Ngoài các loại rau có trong công thức, bạn có thể thêm vào nhiều loại rau khác tùy ý thích. Một số gợi ý cho bạn là bông bí, bông thiên lý, tần ô, rau muống,…
2. Những ai cần hạn chế ăn lẩu bò sa tế
Người bị bệnh về dạ dày
Thịt bò với lượng chất đạm dồi dào chắc chắn sẽ làm dạ dày làm việc cật lực để tiêu hóa hết. Bên cạnh đó thì vị cay của sa tế sẽ làm bệnh đau và loét dạ dày thêm nghiêm trọng. Vì vậy nếu đang gặp phải các vấ đề về dạ dày thì bạn hãy hạn chế dùng món lẩu bò sa tế để đảm bảo sức khỏe.
Người bị bệnh tim mạch
Nhóm người này thường gặp phải các vấn đề trong việc chuyển hóa các chất trong thực phẩm. Các nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng hay quá nóng, quá cay, quá ngọt hay quá mặn đều không thích hợp. Vì thế nên món ăn này cũng bị loại vào “danh sách đen” của người mắc bệnh tim mạch.
Trẻ em dưới 3 tuổi
Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa và phân giải chất của bé còn non trẻ. Với một món ăn vừa nhiều chất dinh dưỡng vừa có độ cay nồng như lẩu bò sa tế thì chắc chắn không phải là một gợi ý hay.
Bày món lẩu bò sa tế ra tô với một ít mì và một ít rau. Nước súp đậm đà, thơm nồng mùi xả và cay xè vị ớt. Thêm một chút tiêu và rau thơm xắt vụn nữa để món ăn hoàn thiện hơn bạn nhé.
Chúc bạn thành công với món lẩu bò sa tế mà chúng tôi chia sẻ hôm nay. Đừng quên ghé Medplus mỗi ngày để cập nhật các công thức nấu ăn mới và hấp dẫn nhất!
Xem thêm
- Đổi bữa với món thịt bò trộn đậu hũ chiên giòn ngon miễn chê
- Bật mí cách ướp thịt bò siêu đỉnh với món bò nướng sốt chanh dây
- Cách làm bạch tuộc xóc cóc non cực ngon, ăn là ghiền
- Bữa trưa đơn giản mà ngon miệng với hamburger mực
Nguồn: Tổng hợp
Cách nấu lẩu bò sa tế cay nồng cho ngày cuối tuần rộn rã
Ingredients
- Thịt bò phi lê 300 gr
- Thịt nạm bò 300 gr
- Cà chua 2 trái
- Mì vắt 4 miếng
- Sả 5 cây
- Sa tế tôm 1 hũ
- Gia vị bò kho 1 muỗng canh
- Đậu phộng 15 gr
- Ớt sừng 2 trái
- Nước dùng 2 lít
- Giấm 3 muỗng canh
- Đường trắng 1 1/2 muỗng canh
- Muối 1/2 muỗng cà phê
- Hạt nêm 2 muỗng cà phê
- Nước mắm 2 muỗng canh
- Hành tím băm 1 muỗng canh
- Tỏi băm 2 muỗng cà phê
- Dầu ăn 1 muỗng canh
- Tiêu 1/3 muỗng cà phê
Instructions
Sơ chế
- Thịt bò phi lê rửa sạch, cắt lát mỏng. Bò nạm rửa sach, cắt miếng vừa ăn rồi ướp 1/2 muỗng canh hành tím băm, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1/3 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh bột bò kho, 1 muỗng canh sa tế tôm. Ướp thịt trong vòng 15 phút cho thấm.
- Cà chua cắt nhỏ. Sả cây đập dập. Ớt sừng cắt khúc.
Cách thực hiện
- Bắc nồi lên bếp. Phi thơm hành tỏi băm còn lại với 1 muỗng canh dầu. Cho thịt bò nạm vào xào chín đến khi cạn nước. Tiếp tục cho cà chua vào cùng với 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng canh đường.
- Cho 2 lít nước dùng vào nồi. Nêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh sa tế tôm và 3 muỗng canh giấm gạo lên men, nấu lửa nhỏ đến khi bò mềm, thêm sả cây đập dập, vài khúc ớt sừng vào và 2 muỗng canh nước mắm.
- Bày lẩu bò sa tế ra với mì, rau, đậu phộng và bò tái. Khi ăn, nhúng bò tái, ăn cùng mì trứng, rau các loại và rắc đậu phộng rang lên trên, chấm tương ớt, nước tương và sa tế.
