Theo Đông y, Hạt và rễ Chân bầu đều có tác dụng trị giun; rễ chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm ỉa chảy. Nước sắc hạt Chân bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Chân bầu, Chưng bầu, trâm bầu, song ke, tim bầu
- Tên khoa học: Combretum quadrangulare Kurz
- Họ: Bàng (Combretaceae)
2. Mô tả Cây
- Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2 – 10m, có cây cao đến 12m, thân có nhiều cành ngắn, khi rụng lá trông như gai, cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn, hai mặt lá có lông, nhất là mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành. Cây mọc hoang ở ven các con kênh khắp các tỉnh miền Tây, sức sống rất dẻo dai.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây chân bầu được trồng ở miền nam Trung bộ và miền nam Việt nam. Có cả ở campuchia, Lào, Miến điện và Thái lan. Thường người ta trồng để nuôi con kiến cánh đỏ, vì trên cây này con cánh kiến cho nhiếu cánh kiến. Chưaa thấy ở miền Bắc. Đang thử trồng, cây mọc tốt nhưng chưa thất ra quả
Thu hoạch
- Lá cây được thu hái quanh năm. Hạt và quả được thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa đông.
Bộ phận dùng
- Hạt, rễ, lá và vỏ.
Chế biến
- Các bộ phận được phân loại, đem về dùng tươi hoặc phơi khô.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Hạt có chứa tannin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,…
- Hàm lượng dầu trong hạt là 12%, chất không savon hoá là 4,3%. Dầu có màu nâu đỏ. Trong thành phần acid béo có acid palmitic (5,91%), acid linoleic (2,31%), do đó dầu Trâm bầu ngoài việc dùng trong công nghiệp xà phòng và tổng hợp các chất tẩy rửa, có thể dùng để ăn, nếu được tinh luyện kỹ ngay sau khi lấy dầu ra và loại bỏ độc tố.
- Phân tích thành phần nước pha hay cao cồn của cây tìm thấy chất tanin.
- Nguyễn bá Tước (trong bản luận án thi bác sĩ dược khoa:
“Nghiên cứu thực vật, hóa học và dược lý về một số vị thuốc giun ở Đông Dương”-Paris, 1953) có nghiên cứu vi phẫu, thành phần hóa học và dược lý của vị chân bầu.
B. Tác dụng dược lý
- Thử nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất chân bầu thể hiện rõ khả năng tiêu diệt giun đũa.
- Lá cây chân bầu có tác dụng nhuận gan
- Giảm đau
- Lợi tiểu
- Cầm tiêu chảy
- Kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn
- Ngăn ngừa và hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, u bướu
- Lợi mật
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Chưa có thông tin nghiên cứu
Quy Kinh
- Chưa có thông tin nghiên cứu
Công năng
- Hạt và rễ đều có tác dụng trị giun; rễ chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm ỉa chảy. Nước sắc hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn.
Công Dụng
- Nhân dân miền Nam và campuchia thường dùng quả làm thuốc chữa giun đũa, dùng phối hợp với lá mơ tam thể Paederia tomentosa. Thái nhỏ hai thứ trộn đều thêm bột và nước làm bánh ăn vào sáng sớm lúc đói. Có khi người ta dùng chất nhớt ở vỏ những cành non để làm thuốc giun như trên.
- Ngoài công dụng làm thuốc giun, người ta còn dùng vỏ cây chân bầu chữa trâu bò ngựa gầy gò. Nấu 5kg thóc với 500g vỏ cây chân bầu. Sau đó cho trâu bò ngựa uống nước sắc hoặc thóc ngâm cây dây ký ninh Tinospora crisp
Lưu Ý
- Dùng theo liều dùng
Liều dùng
- Hạt và rễ làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín, người lớn dùng ngày 10 – 15 hạt (khoảng 14 – 20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5 – 10 hạt (khoảng 7 – 14g); dùng 3 ngày liền.
Bài thuốc sử dụng
1. Điều trị giun đũa, giun sán, giun kim
– Dùng quả chân bầu:
- Thành phần: Lá mơ lông, quả chân bầu, bột để làm bánh
- Cách sử dụng: Rửa sạch lá mơ và quả chân bầu. Giã nát, trộn chung với bột và một ít nước cho đều. Nặn thành những cái bánh nhỏ đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn. Dùng đều đặn mỗi buổi sáng khi bụng đang đói trong 3 ngày liên tục.
– Dùng hạt chân bầu:
Quả chân bầu được đem phơi khô tách lấy hạt, sao vàng hoặc nướng. Khi dùng ăn kèm với chuối. Liều lượng như sau:
- Người trưởng thành: Ngày ăn 10 – 15 hạt ( tương đương 14 – 20g) trong 3 ngày liên tiếp
- Trẻ em: Ngày ăn 5 – 10 hạt trong 3 ngày liền
2. Bài thuốc nhuận gan, lợi tiểu từ lá chân bầu
- Thành phần: 15g lá cây chân bầu khô, 15g hoắc hương núi (nhân trần) khô
- Cách sử dụng: Cho cả hai dược liệu vào ấm, đổ thêm 1 lít nước sắc kỹ trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 chén thì dừng lại. Gạn ra uống hết trong 1 lần, mỗi ngày uống 1 thang.
3. Cây chân bầu ngâm rượu chữa nước ăn chân
- Thành phần: 100g lá cây chân bầu, 100g lá cây thuốc mọi, 100g lá bạch hạc, 100g lá cây mực ( phèn đen), 100 ml rượu trắng
- Cách sử dụng: Tất cả các loại lá đem rửa sạch, giã nát, đổ rượu vào ngâm. Dùng ngay hoặc để vào hũ kín sử dụng dần. Để trị nước ăn chân, lấy rượu bôi vào chỗ tổn thương 2 – 3 lần/ngày.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Các bài thuốc từ cây chân bầu đang được lưu truyền hầu hết đều được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian. Bệnh nhân cần tham vấn thầy thuốc, bác sĩ trước khi thực hiện.
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam