Chấn thương sụ chêm là gì?
Chấn thương sụn chêm là một trong những thương tích phổ biến nhất ở đầu gối. Khi bạn di chuyển hoặc xoay đầu gối mạnh. Đặc biệt là khi toàn bộ trọng lượng đặt lên đầu gối, có thể dẫn tới rách sụn chêm.
Mỗi đầu gối có hai miếng sụn chêm, giống như đệm giữa xương sống và xương chậu. Rách sụn chêm gây đau, sưng và cứng khớp. Bạn cũng cảm thấy có khối chuyển động trong đầu gối và gặp khó khăn khi co giãn đầu gối.
Phương pháp điều trị bảo tồn – chẳng hạn như nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc – đôi khi đủ để giảm bớt cơn đau do bị rách sụn chêm và giúp chúng hồi phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, rách sụn chêm cần phải được điều trị.
Các dấu hiệu rách sụn chêm
Khi vừa mới rách sụn chêm, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường. Thậm chí, người bị chấn thương rách sụn chêm khi chơi thể thao vẫn có thể tiếp tục luyện tập, thi đấu. Cơn đau bắt đầu xuất hiện sau 2 – 3 ngày, đầu gối sưng dần lên, vận động khó khăn.
Dấu hiệu rách sụn chêm bao gồm:
- Có tiếng “nổ” khi sụn chêm bị rách
- Đầu gối đau và sưng
- Khớp gối bị kẹt
- Khi vận động cảm giác có tiếng lục cục trong khớp
- Gặp khó khăn trong đi lại, vận động
- Khó co duỗi khớp gối
- Cảm thấy đau nhức khi ấn vào khe khớp gối
Khi có những dấu hiệu trên, nhất là vừa có chấn thương, va chạm, bạn cần nghĩ ngay đến việc sụn chêm bị rách. Nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
Nguyên nhân gây chấn thương sụn chêm
Sụn chêm có thể rách ở nhiều vị trí khác nhau như: rách sụn chêm ngoài, rách sừng trước, rách sừng sau, rách vùng có mạch nuôi, rách vùng mô mạch… Các hình thái rách sụn chêm cũng khác nhau, bao gồm: rách sụn chêm dọc, rách sụn chêm ngang, rách sụn chêm hình nan hoa, rách sụn chêm hình vạt, rách sụn chêm phức tạp…
- Rách sụn chêm ở trẻ em: thường xảy ra trong chấn thương thể thao, vui chơi, chạy nhảy hoặc tai nạn giao thông. Bị chấn thương trong trạng thái gối gấp đồng thời chân bị vặn xoắn có thể gây rách sụn chêm ở trẻ.
- Rách sụn chêm ở người lớn ngoài do chấn thương khi chơi thể thao. Tai nạn giao thông còn có thể do thoái hóa, nhất là ở người già. Hoạt động đang ngồi ghế và đột ngột đứng lên trong tư thế chân hơi vặn cũng có thể khiến sụn chêm bị rách.
Những ai thường mắc phải rách sụn chêm?
Rách sụn chêm là tình trạng cực kỳ phổ biến. Các vận động viên, đặc biệt là những người chơi thể thao theo đồng đội, sẽ có nguy cơ bị rách sụn chêm cao. Tuy nhiên, bất cứ ai ở mọi độ tuổi cũng có thể bị rách sụn chêm. Tình trạng này có thể được phòng tránh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị rách sụn chêm?
Thực hiện các hoạt động khiến đầu gối phải xoay, chuyển hướng đột ngột sẽ làm bạn có nguy cơ bị rách sụn chêm. Nguy cơ này đặc biệt cao đối với các vận động viên – Đặc biệt là những người tham gia các môn thể thao đồng đội. Chẳng hạn như bóng đá hoặc các hoạt động liên quan đến xoay vòng, chẳng hạn như quần vợt hoặc bóng rổ. Nguy cơ bị rách sụn chêm cũng gia tăng khi bạn lớn tuổi do sụn chêm bị mòn hoặc rách ở đầu gối.
Xem thêm bài viết: Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo trước
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật nhiều thông tin tổng hợp nhé !
Nguồn : Tổng hợp