Ngày nay ít gặp những trường hợp bị chấy nhờ thói quen gội đầu và vệ sinh tóc thường xuyên. Cũng vì thế nhiều trường hợp ngứa da đầu bỏ sót nguyên nhân này. Dưới đây, Songkhoe.medplus.vn sẽ chia sẻ đến các độc giả những nguyên nhân chủ yếu và cách điều trị chấy rận hiệu quả.
Chấy rận là gì ?
Chấy rận(chí rận) là những côn trùng nhỏ bé, có kích thước bằng hạt vừng. Chấy sống trong quần áo và khăn trải giường của bạn và đi đến da của bạn nhiều lần trong ngày để hút máu. Các vị trí phổ biến nhất cho vết cắn là quanh cổ, vai, nách, eo và háng – những nơi mà các đường may quần áo dễ chạm vào da nhất.
Chí rận cơ thể là phổ biến nhất trong điều kiện sống đông đúc và mất vệ sinh, chẳng hạn như trại tị nạn và nơi trú ẩn cho người vô gia cư. Vết rận trên cơ thể có thể lây lan một số loại bệnh và thậm chí có thể gây ra dịch bệnh. Chúng cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với quần áo của người bị nhiễm bệnh.
Chấy rận được chia làm 3 loại bao gồm:
- Chấy(Chí): Sống ở da đầu của bạn;
- Rận: Loài này thường sống ở trên quần áo, trên giường và sẽ di chuyển lên da của bạn để hút máu; Chúng thường thấy ở những người không thể tắm hoặc giặc đồ thường xuyên;
- Rận mu: Thường thấy trên da và lông ở vùng mu. Ngoài ra rận mu cũng có thể được tìm thấy trên lông ngực, lông mày hoặc lông mi.
Nguyên nhân gây bệnh chấy rận?
Bệnh chí rận lây lan qua tiếp xúc. Người bị bệnh chấy do tiếp xúc với quần áo có chí hoặc trứng chí. Các đường lây truyền chính của bệnh này như:
- Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Trường hợp này hay gặp ở trẻ em hoặc người trong gia đình do sinh hoạt chung.
- Do dùng chung đồ dùng như quần áo, mũ đội đầu, lược, khăn mặt với người bị chí.
- Do tiếp xúc với chấy rận tại các nơi như giường chiếu, tủ quần áo…
- Rận mu lây truyền qua đường quan hệ tình dục
Đây là những nguyên nhân chính gây ra chí. Khi có các biểu hiện về bệnh chấy rận, người bệnh cần kiểm tra lại các yếu tố lây bệnh để phòng tránh và điều trị tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Triệu chứng của chấy rận như thế nào?
Các triệu chứng phổ biến của chấy rận trên cơ thể bao gồm:
- Ngứa dữ dội.
- Phát ban do dị ứng với vết cắn của chấy.
- Sưng đỏ da.
- Cảm giác có con gì đó bò trên tóc.
Các biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chấy rận
Chấy rận là một bệnh thông thường và phổ biến. Tuy nhiên, nhiễm rận trên cơ thể đôi khi dẫn đến các biến chứng như:
- Nhiễm trùng thứ cấp: Khi chí, rận vào cơ thể và hút máu của bạn, chúng có thể gây kích ứng da của bạn. Khi bạn gãi, điều này cũng có thể tổn thương da của bạn. Nếu da của bạn trở nên thô ráp do những kích ứng này, các bệnh nhiễm trùng khác có thể phát triển.
- Thay đổi da. Nếu bạn bị nhiễm chấy rận trong một thời gian dài, da bạn sẽ dày lên và đổi màu. Đặc biệt là quanh eo, háng hoặc đùi trên của bạn.
- Lây lan. Chấy có thể mang và lây lan một số bệnh do vi khuẩn, như sốt phát ban, sốt tái phát.
Nguy cơ mắc phải chấy rận
Bệnh chí thường gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Các đối tượng có nguy cơ mắc chí rận như:
- Học sinh ở trường hay học sinh ở nội trú dễ có nguy cơ mắc bệnh chấy rận do tiếp xúc và sinh hoạt chung với nhiều người.
- Những người ít tắm hoặc không thể tắm, những người ít vệ sinh thân thể hoặc vệ sinh không đảm bảo.
- Vệ sinh các nơi chứa chấy không đảm bảo như ít giặt quần áo, không dọn dẹp tủ quần áo, chăn màn, giường chiếu, phòng ốc.
- Quan hệ tình dục không an toàn thường xuyên.
Điều trị chấy rận hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh chấy rận. Tùy từng trường hợp và tình trạng người bệnh, bác sĩ điều trị sẽ tìm các loại thuốc thích hợp và phù hợp để điều trị đạt kết quả cho người bệnh. Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Cần sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn, nếu xuất hiện tác dụng phụ cần đi khám chuyên khoa và đổi thuốc khác phù hợp.
Bạn cũng có thể diệt chấy trên da đầu bằng lược đặc biệt và bắt chấy hoặc trứng còn sót loại bằng ngón tay hoặc nhíp. Kính lúp có thể giúp bạn thấy rõ trứng và chấy. Bạn nên kiểm tra lông mi xem có chấy và trứng chấy hay không.
Ngoài ra, người bệnh còn nên kiểm tra lại các vị trí có nguy cơ có chấy rận như quần áo, tủ quần áo, giường, chiếu, đệm. Người bệnh cần đảm bảo các nơi ấy được vệ sinh sạch sẽ, không còn nguồn bệnh lây lan.
Một số phương pháp phòng ngừa chấy rận mà bạn nên biết
Để ngăn chặn sự lây nhiễm chấy rận trên cơ thể, tránh tiếp xúc gần gũi hoặc chia sẻ giường, quần áo với bất kỳ ai bị nhiễm trùng. Tắm thường xuyên và thay quần áo sạch ít nhất một lần mỗi tuần cũng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của chấy rận trên cơ thể.
Xem thêm: 5 cách chữa chấy rận tại nhà hiệu quả
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ
Bạn có thể loại bỏ chấy bằng các bước tự chăm sóc bao gồm sử dụng dầu gội đặc trị để tiêu diệt chấy rận.
Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nếu:
- Dầu gội đặc trị không thể diệt chết chấy, bác sĩ có thể kê toa dầu gội có hiệu lực mạnh hơn.
- Bạn đang mang thai và không sử dụng bất kỳ loại dầu gội chống chấy rận cho đến khi bạn gặp bác sĩ.
- Bạn có các nốt ban bị nhiễm trùng hoặc bị trầy da do ngã.
Nguồn: Mayoclinic.org, Healthline.com, Hellobacsi.com