Theo Đông y, Cỏ chỉ ( Cỏ gà ) có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng Lọc máu, giải khát, lợi tiểu, giải độc, tiêu đờm và giải nhiệt. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Cỏ chỉ, Cỏ giường, Cỏ gà
- Tên khoa học: Cynodon dactylon.
- Họ: Lúa (Poaceae)
2. Mô tả Cây
- Đây là một loại cỏ sống dai, thân có nhiều cành ,cứng, bò, thỉnh thoảng lại phát ra những thân đứng, bát thụ. Lá phẳng, ngắn, hẹp, nhọn, dài 3-4cm. Cụm hoa gồm 2-5 bông hình ngón tay gầy, dài 2,5-5cm màu xanh hay tím, tỏa trên đỉnh một cuống gầy. Quả đính, hình thoi thường dẹt, không có rãnh, tự do trong các mày nhỏ.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng chung với cây Agropyrum repens Beauy (Triticum repens L.) làm thuốc thông tiểu tiện, đào cây, cắt lấy thân rễ rửa sạch đất, cát phơi hay sấy khô.
Thu hoạch
- Thu hái quanh năm.
Bộ phận dùng
- Toàn cây. Một số nơi chỉ dùng thân rễ để làm thuốc.
Chế biến
- Khi hái, đào lấy cả cây, đem cắt thân rễ để riêng, sau đó rửa sạch đất cát và sấy/ phơi khô dùng dần.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Thân rễ Cỏ gà chứa một chất kết tinh (cynodin) có thể là asparagin, còn có tinh bột, đường, các muối kali. Trong lá có vitamin C (64mg/100g lá tươi).
B. Tác dụng dược lý
- Cỏ gà, cỏ chỉ có tác dụng chữa:
- – Đau ngực
- – Làm bớt đau
- – Chất làm se thắt
- – Cầm máu
- – Nhuận trường
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Quy Kinh
- Quy vào kinh Thận và Can.
Công năng
- Tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, giải khát, tiêu đờm.
Công Dụng
- Các bệnh nhiễm trùng và sốt rét;
- Các trường hợp rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật;
- Thấp khớp, thống phong:
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều
- Trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí đái;
- Viêm mô tế bào
- Rắn cắn.
Lưu Ý:
- Sử dụng đúng liều
Liều dùng
- Dùng toàn cây hay thân rễ sắc uống; lấy 20g cho vào 1 lít nước sắc kỹ, ngày uống 2 chén, liên tục trong 3 – 4 ngày.
- Nếu hãm uống, dùng 20g rễ hãm 1 phút trong 1 lít nước đun sôi, loại bỏ nước này, bóc vỏ thân rễ đi rồi lại cho vào 1 lít nước khác đun sôi trong 10 phút, có thể thêm 1 nắm Cam thảo. 1 nắm Bạc hà, 1 quả Chanh, mỗi ngày uống 2 chén. Có thể dùng dịch tươi.
- Ðể trị rắn cắn, dùng thân rễ nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào chỗ bị cắn
Bài thuốc sử dụng
1. Bài thuốc trị rắn cắn
- Chuẩn bị: Thân rễ cây cỏ gà tươi.
- Thực hiện: Nhai nuốt nước và dùng bã đắp vào vết cắn.
2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
- Chuẩn bị: Cỏ chỉ tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch, đem ép lấy nước uống. Mỗi lần dùng 12ml, ngày dùng 2 lần.
3. Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường
- Chuẩn bị: Cỏ gà 50g và một ít đường phèn.
- Thực hiện: Sắc uống hằng ngày thay nước trà. Áp dụng bài thuốc trong thời gian dài có thể ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
4. Bài thuốc trị chứng cảm nóng, nôn mửa và ỉa chảy
- Chuẩn bị: Đường phèn và cỏ chỉ 60g.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
5. Bài thuốc điều trị sỏi tiết niệu
- Chuẩn bị: Xa tiền thảo (mã đề) 10g, kim tiền thảo 10g, bòng bong 10g, cỏ gà 30 – 50g.
- Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
6. Bài thuốc trị ho do thấp nhiệt
- Chuẩn bị: Lá xương sông 20g, rau má 40g, cỏ gà 20g và cây me đất 40g.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch, để ráo và giã nát, sau đó vắt lấy nước cốt và thêm 1 muỗng đường vào, đun sôi. Chia nước thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày sẽ thấy cơn ho thuyên giảm rõ rệt.
7. Cao trị chứng ho gà từ Viện nghiên cứu Đông Y
- Chuẩn bị: Gừng tươi 5g, cỏ gà, cỏ sữa lá nhỏ, lá táo, vỏ rễ dâu và lá chanh mỗi vị 10g, hoa đu đủ đực 5g, củ sả 5g.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch và nấu thành cao, sau đó cho thêm đường vào chế thành siro. Đợi siro nguội cho vào bình kín. Dùng 1 thìa cà phê pha với nước ấm và cho trẻ uống. Nếu trẻ trên 5 tuổi thì dùng liều lượng gấp đôi.
- Lưu ý: Khi dùng bài thuốc này nên kiêng đồ tanh (nghêu, cua, tôm,…), đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ.
8. Bài thuốc trị phong thấp
- Chuẩn bị: Rễ rung rúc 80g, ngũ gia bì 100g, cây bấn đỏ 40g, cỏ roi ngựa 24g, ô dược 40g, rễ bưởi bung 40g, cỏ nụ áo 24g, hy thiêm 80g, cỏ gà 80g, rễ cây bươm bướm 60g, cây bấn trắng 40g, quy bầu 40g, cỏ xước 40g, cây bạc thau 24g, ngò đất 24.
- Thực hiện: Đem các vị sao thái nhỏ, sao vàng và cho vào túi vải. Sau đó bỏ vào hũ rượu ngâm và trát đất kín nắp, đem đun với lửa nhỏ trong vòng 1 nén nhang, chôn xuống dưới đất trong vòng 3 ngày 3 đêm rối lấy lên. Mỗi lần dùng uống 1 ly nhỏ, nên dùng rượu thuốc khi đói.
9. Bài thuốc trị chứng ho gà
- Chuẩn bị: Vỏ trứng gà 1 cái, vỏ quýt 1g, rễ cỏ gà 4g, lá chanh 4g.
- Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 lần.
10. Bài thuốc trị ho lâu ngày gây khàn giọng và mất tiếng
- Chuẩn bị: Trần bì 1g, rễ cây cỏ gà 4g, lá táo 4g, lá chanh 4g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống cho đến khi tình trạng ho dứt điểm.
11. Thuốc lợi tiểu:
- Cỏ chỉ 20g, sắc trong 1.000ml chia nước này uống nhiều lần trong ngày. Có thể nấu thành dạng cao lỏng pha trong nước với tỷ lệ 20% (tức 20g trong 1.000ml nước.
12. Hỗ trợ chữa bệnh trĩ:
- Hằng ngày lấy cỏ chỉ rửa sạch ép lấy nước cốt uống, ngày 2 lần, mỗi lần 12ml.
13. Chữa tiểu đường (đái tháo đường):
- Dùng cỏ gà 50g, đường phèn; sắc nước uống thay trà trong ngày.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
[elementor-template id="263870"]
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam