Co thắt thực quản là bệnh gì?
Thực quản là ống nối miệng và dạ dày. Thông thường, thực quản sử dụng một loạt các cơn co thắt có kiểm soát, phối hợp để vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định các cơn co thắt các cơ thực quản có thể trở nên bất thường gây đau ngực dữ dội, đột ngột và kéo dài trong vài phút đến vài giờ.
Co thắt thực quản hiếm khi trở nên nghiêm trọng và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi các cơn co thắt có thể xảy ra thường xuyên và ngăn cản thức ăn, thức uống đi qua thực quản. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Có hai loại co thắt cơ bản bao gồm:
- Co thắt thực quản lan tỏa: Là tình trạng co thắt gây đau và thường đi kèm với việc nôn thức ăn hoặc chất lỏng.
- Co thắt thực quản cục bộ: Là tình trạng co thắt nghiêm trọng, gây đau đớn toàn bộ thực quản và có thể dẫn đến trào ngược axit dạ dày.
Chuẩn đoán bệnh co thắt thực quản
- Nội soi thực quản: Để quan sát bên trong thực quản. Đôi khi bác sĩ có thể loại bỏ một mẫu mô trong quá trình nội soi để kiểm tra trong phòng thí nghiệm (được gọi là sinh thiết).
- Nhân trắc học thực quản: Là biện pháp đo các cơn co thắt khi một người nuốt thức ăn hoặc chất lỏng.
- Đánh giá hoạt động của cơ nuốt: Người bệnh sẽ uống một chất lỏng đặc và phản quang, sau đó bác sĩ sẽ chụp
- X-quang thực quản. Các hình ảnh sẽ cho thấy chất lỏng di chuyển từ thực quản đến dạ dày có tốt hay không. Xét nghiệm này thường được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng co thắt thực quản cục bộ.
- Theo dõi pH thực quản: Xét nghiệm này kiểm tra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bằng cách đo sự cân bằng pH trong thực quản
- Phương pháp đo lường áp xuất: xác định cơ ở thực quản có hoạt động hay không.
- Phương pháp đo áp ở cơ vòng thực quản dưới

Phòng tránh bệnh co thắt thực quản
- Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh co thắt thực quản:
- Ăn chậm, nhai kỹ cũng góp phần phòng tránh co thắt thực quản
- Loại bỏ những thực phẩm dễ gây co thắt thực quản bao gồm thức ăn và nước uống.
- Không sử dụng thuốc lá, hạn chế dùng bia rượu.
- Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để có kết quả điều trị bệnh co thắt thực quản tốt hơn
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Tránh những chất kích thích.
- Chọn thực phẩm ấm hoặc làm mát bằng nước, không dùng khi quá nóng hoặc quá lạnh.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Co thắt thực quản có thể phổ biến hơn hoặc nghiêm trọng hơn khi bị stress.
Xem thêm bài viết: Các phương pháp điều trị co thắt thực quản hiệu quả
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin tổng hợp nhé!
Nguồn: Tổng hợp