Lá lốt là loài cây khá phổ biến tại Việt Nam, thường xuất hiện trong các món ăn gia đình. Ngoài ra, lá lốt còn có giá trị y dược cao. Dùng lá lốt để chữ các bệnh về da và tiêu hóa đối với trẻ. Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Đối với người lớn và trẻ cũng có thể dùng lá lốt để điều trị một số bệnh.
Thành phần của lá lốt
Về đặc điểm sinh học, cây lá lốt hơi thấp có chiều cao trung bình từ 30 – 50 cm. chúng mọc lan ở quanh đất. Phân thân của loài cây này yếu và có nhiều đốt. Lá cây to bản, tán rộng, có hình tim và có nhiều gân xanh từ 5 – 7 gân một lá. Màu sắc lá lốt đậm từ cuống lá lên trên trên.
Thành phần hóa học của lá lốt. Lá, thân và rễ chứa ankaloid và tinh dầu. Tinh dầu có 35 thành phần trong đó 25 thành phần đã được nhận dạng, thành phần chủ yếu là β-caryophyllene. Rễ chứa tinh dầu, trong đó thành phần chính là Bornyl acetate.
4 Công dụng của lá lốt đối với trẻ
Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi nồng nhưng thơm. Tác dụng chính của loại lá này đối với sức khoẻ làm làm ấm bụng (ôn trung), giảm lạnh (tán hàn), giảm đầy hơi (hạ khí) và giảm đau (chỉ thống).
1 Điều trị rôm sảy
Trong lá lốt có chứa rất nhiều các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Giúp diệt trừ vi khuẩn ẩn nấp trên da trẻ. Vì vậy, ba mẹ có thể sử dụng loại lá này để phòng ngừa chứng rôm sảy, mẩn ngứa cho bé nhà mình.
Đối với các trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa hoàn toàn có thể tắm bằng nước đun lá lốt để giảm thiểu ngứa ngáy, khó chịu.
2 Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt đối với trẻ
Nguyên nhân của hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ có thể là do thiếu vitamin D. Kết hợp với hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ chưa được hoàn thiện.
Dân gian thường truyền tai nhau kinh nghiệm tắm cho trẻ bằng lá lốt chữa chứng ra mồ hôi trộm rất hiệu quả.
Nguyên liệu
- 1 nắm lá lốt nhỏ, có thể kết hợp với cuộng thì càng tốt chọn loại lá bánh tẻ không quá non hoặc già, màu xanh tự nhiên.
- Dùng tay rửa sạch từng chiếc lá một, ngâm với 1 chút muối cho sạch sẽ.
- Để ráo nước
Cách thực hiện
- Cho lá và thân cây lá lốt vào nồi nước sạch cùng với 2 lít nước.
- Đun sôi kỹ khoảng 5 phút.
- Dùng nước đó pha thêm với nước trắng để tắm cho trẻ.
- Lau bằng khăn sạch và không cần tắm lại bằng nước trắng nữa.
3 Dùng lá lốt để trị tiêu chảy nhiều lần đối với trẻ
Nguyên liệu
- Lá lốt 20g
- Củ riềng 10g
Cách thực hiện
- Sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2-3 lần liền.
- Mỗi lần cách nhau 60 phút.
4 Giải cảm
Đối với trẻ thường hay bị cảm vặt trong khi thời tiết thay đổi nên dùng lá lốt để giải cảm rất tốt.
Nguyên liệu
- 20 lá lốt
- 1/2 củ hành tây
- 5 nhánh hành hương
- 1 tép tỏi
- 2g gừng
- 1 chút gạo
- Gia vị
Cách thực hiện
- Dùng gạo để nấu cháo hoa.
- Khi gạo mềm thì cho tất cả nguyên liệu vào.
- Nên ăn khi nóng
Lưu ý khi sử dụng lá lốt
- Tối đa ăn 50-100 lá lốt mỗi ngày, tuỳ vào thể trạng.
- Không nên ăn khi bị đau dạ dày, táo bón hoặc nhiệt miệng.
- Không nên ăn khi lợi hàm sưng đỏ, môi nẻ, lưỡi khô.
- Không ăn khi khó đi tiêu, cảm thấy nóng trong.
Với những thông tin được Medplus tổng hợp, mông rằng các bố mẹ biết cách chăm sóc trẻ bằng những bài thuốc dân gian từ lá lốt. Lá lốt giúp trẻ trị những bệnh lý rất hiệu quả.
Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm bài viết:
Nguồn: Tham khảo