Bệnh tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Vậy nguyên nhân và triệu chứng tiểu đường là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường (đái tháo đường) là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose).
Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô, đồng thời đóng vai trò chính trong những hoạt động của não.
Nguyên nhân cơ bản gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc là loại đái tháo đường mắc phải. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng, dấu hiệu tiểu đường ở mỗi người có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện chung như:
- Thường xuyên cảm thấy đói và khát
- Sụt cân
- Đi tiểu thường xuyên
- Nhìn mờ
- Cực kỳ mệt mỏi
- Các vết loét không lành
Các biến chứng của bệnh tiểu đường thường xảy ra là

- Biến chứng não
- Biến chứng hô hấp
- Biến chứng tiêu hoá
- Biến chứng thận, tiết niệu
- Biến chứng thần kinh
- Biến chứng ở mắt
- Biến chứng ở da
Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, tai biến mạch máu não, liệt dương,… Tình trạng bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng mắt: suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng tim mạch: xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch, cao huyết áp,…
- Biến chứng thần kinh: Tê, đau, nóng chân,…
- Biến chứng thận: Suy thận
- Biến chứng nhiễm trùng: Làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm trùng trên nhiều vùng cơ thể.
- Biến chứng cấp tính khác: Hạ đường huyết, hôn mê,…
Lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường
Để điều trị tiểu đường đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị. Đồng thời chú ý kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học. Hãy chú ý ăn ít đồ dầu mỡ, đường ngọt và hạn chế ăn mặn. Bên cạnh đó, hãy hạn chế sử dụng rượu bia. Đặc biệt nói “không” với thuốc lá. Người bệnh cũng nên tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Đồng thời, thường xuyên thăm khám để kiểm tra lượng đường trong máu và nhận lời khuyên, chỉ định từ bác sĩ.
Nguồn tham khảo: