Vảy nến là tình trạng rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào da, khiến chúng tăng sinh một cách nhanh chóng. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, đóng vảy trắng đục, bong ra như sáp nến.. Cùng Medplus hiểu dấu hiệu và nguy hại của bệnh vảy nến.
Tìm hiểu về bệnh vảy nến
Vảy nến là tình trạng rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào da, khiến chúng tăng sinh một cách nhanh chóng. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, đóng vảy trắng đục, bong ra như sáp nến. Vị trí thường xuất hiện bệnh là ở móng tay, móng chân, đầu gối, khuỷu tay, trường hợp nặng có thể lan tỏa ra toàn thân.
Căng thẳng, stress có thể tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.
Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau.

Nguy hại của bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến không những gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đó là lí do chúng ta cần nắm rõ dấu hiệu và nguy hại của bệnh vảy nến.
52% bệnh nhân bị bệnh vảy nến đều kèm theo triệu chứng đau khớp, gây biến dạng khớp.
80% tình trạng bệnh xuất hiện các tổn thương về móng, suy giảm chức năng gan, thận.
75%cTrường hợp bị vảy nến gây nhiễm trùng da, để lại sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
48% Người bệnh biến chứng sang lupus ban đỏ, tim mạch, bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu của bệnh vảy nến
- Vẩy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng;
- Có thể xuất hiện những vết nứt đau;
- Da khô, nứt, có thể chảy máu;
- Ngứa, đỏ da và lở loét da;
- Sưng và cứng khớp.
- Vảy nến da đầu, ở mặt, ở cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới, và những nếp gấp giữa bụng là những nơi người bệnh thường thấy bệnh xuất hiện. Móng tay và móng chân là những nơi thường bị tổn thương.
- Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

25% người bệnh có triệu chứng viêm khớp nặng hơn khi bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến?
Nếu bạn có các yếu tố sau đây, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến:
- Có tổn thương trên da như vết cắt, trầy, vết cắn của côn trùng hoặc bị cháy nắng.
- Uống quá nhiều rượu.
- Hút thuốc.
- Căng thẳng, stress
- Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ (ví dụ như trong tuổi dậy thì và mãn kinh).
- Uống một số loại thuốc như lithium, một số loại thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm bao gồm ibuprofen, thuốc ức chế men chuyển (được sử dụng để hỗ trợ điều trị cao huyết áp) và thuốc chẹn beta (được sử dụng để hỗ trợ điều trị suy tim sung huyết).
- Viêm họng.
- Rối loạn miễn dịch khác, chẳng hạn như HIV, làm cho bệnh vảy nến dễ bùng lên hoặc khởi phát.

Khi nào cần đến bệnh viện?
- Màng da vảy nến làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bạn
- Xuất hiện những triệu chứng ở khớp, chẳng hạn như đau, sưng
- Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vảy nến khiến những sinh hoạt thường ngày của bạn trở nên khó khăn.
- Hãy đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng xấu đi hay không cải thiện khi bạn đã được hỗ trợ điều trị. Bác sĩ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị khác phù hợp với bạn hơn.
Xem thêm 04 Nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD