Cùng Medplus tìm hiểu về những thông tin hữu ích về bệnh dịch h5n1 bạn đọc nhé!
1. Dịch H5N1 là gì?
Dịch H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm. Tên gọi phân nhóm H5N1 là liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus: protein hemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidase nhóm 1 (N1).
Kể từ năm 1997, sự bùng phát của cúm A/H5N1 đã làm gây nhiễm và giết chết hàng chục triệu gia cầm. Cúm A/H5N1 được coi là tâm điểm của sự chú ý khi có cảnh báo một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có thể tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) để tạo thành một chủng virus có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) cảnh báo: Mầm bệnh H5N1 đang tiếp tục gia tăng ở các khu vực lưu hành. H5N1 có thể gây ra nhiều hơn một đại dịch cúm. 11 ổ dịch H5N1 đã được báo cáo trên toàn thế giới vào tháng 6 năm 2008 tại 5 quốc gia (Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Pakistan và Việt Nam) đã đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng và thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế.
2. Nguyên nhân gây bệnh dịch H5N1
Virus cúm A/H5N1 lây truyền bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư. Tuy nhiên, do có đề kháng với virus nên các loài chim di cư không hề bị bệnh; nhưng lại dễ dàng cảm thụ với các loài gia cầm được nuôi để lấy thịt như gà, vịt… Đây là nguyên nhân chính gây nên các đợt dịch cúm gia cầm.
Bệnh dịch H5N1 ở người thường xảy ra đồng thời với dịch cúm gia cầm. Môi trường đông đúc, không đảm bảo vệ sinh như chợ gia cầm, chợ chim sống là hang ổ thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của virus cúm dịch H5N1.
Virus cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc bất kỳ bộ phận nào của gia cầm bị bệnh (bao gồm cả phân và lông). Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua các phương thức sau:
- Lây từ người với người qua đường hô hấp, do nước bọt của người nhiễm virus khi ho, hắt hơi.
- Do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh hoặc với gia cầm bị bệnh rồi đưa vào mũi, miệng người lành.
- Do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền chính.
- Ăn thịt hoặc các sản phẩm của gia cầm không được nấu chín kỹ như tiết canh, trứng, thịt tái…
- Chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ các chế phẩm có nguồn gốc từ gia cầm bị bệnh mà không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân chính trong rất nhiều ca mắc bệnh.
3. Triệu chứng bệnh dịch H5N1
Người nhiễm virus cúm A/H5N1 thường có những dấu hiệu giống với các loại cúm thông thường, tuy nhiên có kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn. Những dấu hiệu cơ bản nhận biết nhiễm cúm dịch H5N1 là:
- Sốt cao liên tục trên 38 độ C, thấy người mệt mỏi, choáng váng đầu óc, có thể rét run.
- Ho, thường ho khan, đau ngực, ít gặp triệu chứng viêm long đường hô hấp trên… Khó thở, thở nhanh, tím tái.
- Nghe phổi thấy có ran nổ, ran ẩm, nhịp tim nhanh, đôi khi có sốc.
- Các triệu chứng khác: Đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, rối loạn ý thức, suy đa tạng.
- X-Quang phổi: Tổn thương thâm nhiễm lan toả một bên hoặc hai bên, tiến triển nhanh.
- Xét nghiệm công thức máu: Số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm.
Bệnh cúm dịch H5N1 có thể diễn tiến nặng lên dẫn đến viêm phổi với các triệu chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Hiếm gặp hơn, bệnh nhân cúm dịch H5N1 sẽ có thêm triệu chứng viêm kết mạc. Tùy vào từng giai đoạn và thể trạng khác nhau, các triệu chứng của cúm dịch H5N1 sẽ khác nhau.
4. Điều trị dịch H5N1
Khi nghi ngờ hoặc bị nhiễm cúm A/H5N1, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên nằm trong phòng điều hòa. Nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn các đồ dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng và uống nhiều nước. Tránh ăn đồ ăn lạnh ảnh hưởng tới họng và lâu khỏi bệnh.
Hiện nay, người mắc cúm A/H5N1 đang được khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus Oeltamivir (Tamiflu) để điều trị. Trong trường hợp Oeltamivir không có hiệu quả, các cơ quan y tế khuyến cáo nên sử dụng Zanamivir (Relenza). Tất cả các loại thuốc khi sử dụng đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với người bệnh sốt cao trên 38 độ, sốt kéo dài liên tục kéo dài thì nên dùng Paracetamol. Chú ý không nên dùng Aspirin hay các dẫn xuất có salixylat khác, đặc biệt không sử dụng cho trẻ em.
Các trường hợp ho khan, ho có đờm, đau cơ khớp… người bệnh chỉ nên điều trị bằng thuốc Codein nếu cần thiết theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những ca nhiễm cúm A/H5N1 tiến triển nặng, có dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định dùng corticosteroid.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh dịch h5n1, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :