Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Phát hiện và điều trị bệnh tim mạch là rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy điều trị bệnh tim bằng tế bào gốc có hứa hẹn hiệu quả. Vậy phương pháp điều trị như thế nào? Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị tim mạch có an toàn không? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu về bệnh tim mạch
1.1. Bệnh tim là gì?
Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.
Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.
1.2. Nguyên nhân
Bệnh tim mạch do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày, như:
- Hút thuốc lá: Chất Nicotine và Carbon monoxide có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch.
- Chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol.
- Ít vận động, hoạt động thể dục thể thao.
- Thừa cân, béo phì.
- Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.
- Tăng cholesterol máu gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
- Tăng huyết áp có thể dẫn đến xơ cứng và dày thành các động mạch, thu hẹp các mạch máu.
- Đái tháo đường: Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
- Tuổi tác cao tăng nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch.
- Di truyền: trong gia đình đã có người mắc bệnh tim…
1.3. Triệu chứng/dấu hiệu
Những triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch có thể kể đến như:
- Khó thở, xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống.
- Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.
- Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù.
- Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức.
- Ho dai dẳng, khò khè.
- Chán ăn, buồn nôn.
- Đi tiểu đêm, nhiều vào ban đêm.
- Nhịp tim nhanh, mạch không đều. Tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực hoặc đập dồn dập.
- Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.
- Chóng mặt, ngất xỉu…
2. Điều trị bệnh tim bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
2.1. Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh
Về lý thuyết, tế bào gốc được cấy ghép sửa chữa mô bị tổn thương bằng cách giải phóng các yếu tố thúc đẩy tái tạo tế bào gốc khỏe mạnh, giảm viêm, thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới, ức chế sự chết của tế bào và giảm sưng phù.
2.2. Loại tế bào gốc nào được sử dụng để điều trị bệnh tim
Các nhà nghiên cứu có thể nuôi cấy tế bào cơ tim trong phòng thí nghiệm từ các nguồn sau:
- Tế bào gốc phôi (ES): tế bào có nguồn gốc từ phôi có thể tạo ra tất cả các tế bào trong cơ thể.
- Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS): các tế bào dành riêng cho mô trưởng thành được lập trình lại trong phòng thí nghiệm để hoạt động giống như tế bào gốc phôi và có khả năng trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào cơ tim.
2.3. Kết quả nghiên cứu
Theo Cl Provincetrials.gov, hiện có hơn 1.130 thử nghiệm lâm sàng đánh giá liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu ban đầu sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc trung mô như sau:
Nhồi máu cơ tim
- Cải thiện chức năng thất trái;
- Cải thiện tưới máu cơ tim;
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
Suy tim
- Cải thiện tu sửa tâm thất;
- Cải thiện năng lực chức năng;
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đột quỵ thiếu máu cục bộ
Cải thiện chức năng tim.
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
- Cải thiện chức năng chi;
- Giảm tự động lấy mẫu;
- Giảm teo cơ;
- Giảm sự dày lên hoặc sẹo của mô liên kết.
2.4. Lưu ý
Liệu pháp tế bào gốc không thể giúp ích cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nhưng đối với nhiều bệnh nhân, liệu pháp tế bào gốc kết hợp với điều chỉnh lối sống có thể là một phương pháp điều trị thay thế an toàn, hiệu quả, không phẫu thuật.
Hãy thay đổi lối sống để giúp cải thiện bệnh tim mạch:
- Bỏ hút thuốc,
- Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh ít muối và chất béo bão hòa,
- Duy trì cân nặng hợp lý,
- Tập thể dục hàng ngày,
- Kiểm soát huyết áp cao,
- Kiểm soát bệnh tiểu đường,
- Kiểm soát cholesterol cao…
3. Kết luận
Điều trị bệnh tim bằng tế bào gốc có những kết quả tích cực. Người bệnh qua thời gian điều trị đã giảm những triệu chứng bệnh và tình trạng sức khỏe cũng tốt hơn. Tuy nhiên để có kể quả tốt nhất, bạn hãy nên duy trì chế độ ăn uống khoa học cũng như chăm chỉ vận động cơ thể. Những điều này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và phòng ngừa mọi bệnh tật đấy.
Nguồn tài liệu