Điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không là cách trị bệnh phụ khoa dân gian thường được các chị em áp dụng. Bởi vì ngoài hiệu quả đạt được, các cách này còn có tính an toàn cao, không tác dụng phụ và nguyên liệu dễ tìm, chi phí điều trị không cao.
Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các cách điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không và những lưu ý bạn cần biết qua bài viết sau đây.
1. Bệnh viêm phụ khoa là gì?
Viêm phụ khoa là tình trạng bệnh lý gặp khá nhiều ở nữ giới có khả năng mắc phải ở tất cả các độ tuổi của nữ giới.
Viêm nhiễm phụ khoa để chỉ những bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quản sinh sản, âm đạo và các phần phụ, vùng xung quanh bộ phận sinh dục của nữ giới. Khi gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nếu không điều trị kịp thời nữ giới không chỉ bị ngứa rát khó chịu hàng ngày mà có thể phải đối mặt với những nguy hại tới sức khỏe sau này.
1.1. Một số bệnh viêm phụ khoa thường gặp:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn
- Viêm cổ tử cung
- Viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis
- Viêm phần phụ (viêm ở ống dẫn trứng, buồng trứng…)
- Viêm nội mạc tử cung
1.2. Dấu hiệu nhận biết các bệnh viêm phụ khoa:
- Tiết dịch âm đạo ra nhiều, có màu và mùi bất thường
- Ngứa vùng kín, có thể kèm hoặc không kèm đau rát
- Đau rát khi quan hệ tình dục
- Ra máu bất thường, nhất là khi quan hệ tình dục, thường ra máu đen hoặc lẫn với khí hư
- Kinh nguyệt bất thường
1.3. Các mầm bệnh thường gặp
- Nấm men gây viêm vùng kín
- Trùng roi gây viêm âm đạo
- Vi khuẩn gây viêm nhiễm
- Lậu cầu khuẩn gây viêm cổ tử cung mủ nhầy và viêm niệu đạo
- Chlamydia trachomatis gây viêm cổ tử cung
1.4. Nguyên nhân gây viêm phụ khoa
- Rối loạn tâm lý khiến độ pH trong âm đạo không thể duy trì ở mức cân bằng, tạo điều kiện cho các nấm men và hại khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm phụ khoa
- Vệ sinh vùng kín không sạch hoặc không đúng cách. Ví dụ như thụt rửa sâu bên trong sẽ làm mất cân bằng pH và có thể gây tổn thương đến niêm mạc tử cung
- Mất cân bằng nội tiết tố do tiền mãn kinh hoặc sau khi sinh em bé khiến đề kháng suy giảm
- Quan hệ tình dục không an toàn
2. Chữa trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không
Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.
Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không sẽ rất hữu ích với sức khỏe con người.
Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Thành phần chính trong lá trầu không chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác, có hoạt tính kháng sinh mạnh, gây ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ,…
Điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Với khả năng kháng khuẩn, ký sinh trùng và nấm men, lá trầu không còn có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng của các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… hiệu quả.
2.1. Điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không thông qua ngâm rửa
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nắm lá trầu không, đem đi rửa sạch với nước muối để loại bỏ các tạp chất, sau đó để cho ráo nước
- Đun sôi 2 lít nước rồi thả lá trầu không vào
- Có thể chờ đến khi nước còn ấm, hoặc hòa thêm ít nước để nước lá trầu đạt được nhiệt độ vừa phải thì dùng để ngâm rửa vùng kín
Khi vùng kín bị ngứa hoặc viêm đỏ, bạn có thể áp dụng cách điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không qua ngâm rửa. Tinh chất trong lá trầu sẽ thẩm thấu vào các mô và niêm mạc giúp cho tình trạng viêm giảm bớt, và dịch âm đạo cũng sẽ được làm loãng để dễ dàng đào thải các vi khuẩn ứ đọng bên trong.
Ngoài ra, nước lá trầu không còn có thể hỗ trợ làm sạch và ngăn ngừa tình trạng viêm sau quan hệ tình dục ở vùng kín.
Thực hiện cách điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không qua ngâm rửa vùng kín mỗi ngày 1 lần và kiên trì trong thời gian điều trị bệnh để có thể đạt được kết quả tốt hơn. Sau khi tình trạng bệnh đã giảm, bạn có thể duy trì phương pháp này 2 – 3 lần mỗi tuần để làm sạch và ngăn ngừa viêm nhiễm trở lại.
2.2. Cách điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không và phèn chua
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đã được rửa sạch với nước muối và 1 ít phèn chua
- Đun sôi 1 lít nước và thả lá trầu vào
- Cho phèn chua vào, khuấy đều
- Khi nước đã nguội, có thể dùng để ngâm rửa vùng kín khoảng 10 phút rồi lau khô
Phèn chua có tác dụng khử đàm, chỉ huyết và sát trùng. Hơn nữa, nó còn có công dụng ức chế vi khuẩn, làm se các vết loét và khử mùi vùng kín khá tốt. Ngoài một số công dụng chữa bệnh, phèn chua còn thường được kết hợp với các loại thảo dược khác để trị bệnh viêm phụ khoa, trầu không là một điển hình.
Cách điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không kết hợp với phèn chua giúp làm tăng hiệu quả kháng khuẩn, loại bỏ các nấm men và giúp phục hồi các vết xước do quan hệ và khử mùi hiệu quả.
Thực hiện cách điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu kết hợp với phèn chua mỗi tuần 2 – 3 lần để có kết quả cao.
2.3. Dùng nước trầu không để xông hơi và vệ sinh vùng kín
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch với nước muối để loại bỏ các tạp chất
- Đun sôi nước, vò nát là trầu không thả vào và đun tiếp trong 5 phút
- Đổ phần nước đã đun vào chậu, chờ nước bớt nóng thì bắt đầu xông hơi
- Nước xông đã nguội có thể được sử dụng để rửa lại vùng kín
Vệ sinh vùng kín là cách điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không được nhiều chị em phụ nữ áp dụng, đặc biệt dùng để trị viêm vùng kín và ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, xông hơi vùng kín bằng lá trầu giúp đưa tinh chất từ lá trầu vào âm đạo, tiêu diệt nấm men, vi khuẩn và trùng roi gây nên bệnh viêm nhiễm, giúp khử mùi và đào thải dịch nhầy ứ đọng bên trong.
Theo y học cổ truyền, xông hơi vùng kín bằng lá trầu không còn giúp se khít vùng kín và giảm tình trạng viêm niêm mạc âm đạo.
Thực hiện cách điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không thông qua xông hơi và vệ sinh vùng kín đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần trong thời gian điều trị có thể giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
3. Lưu ý khi điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không
- Lá trầu cần được ngâm rửa thật kỹ để loại bỏ tất cả các vi khuẩn và tạp chất trên lá
- Trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể trị dứt điểm hoặc phụ thuộc hoàn toàn và chúng
- Phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc dân gian có thể khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn và ảnh hưởng đến các chức năng sinh sản
- Chỉ rửa bên ngoài vùng kín, tránh thụt rửa sâu, vì hành động này có thể gây tổn thương niêm mạc và làm mất cân bằng pH bên trong âm đạo khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
- Sử dụng nước rửa vệ sinh kết hợp để vệ sinh vùng kín. Một số loại nước rửa vệ sinh phổ biến: nước rửa vệ sinh Abena Intimate Care (độ pH từ 3-4 phù hợp với môi trường tự nhiên của âm đạo, không màu, không mùi, không paraben – an toàn tuyệt đối), dung dịch vệ sinh Dạ Hương (làm sạch, diệt khuẩn), Saforelle (kháng viêm, chống nấm),…
Tuy đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả kháng sinh, nhưng các cách điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không chỉ áp dụng đối với những trường hợp bị bệnh nhẹ hoặc giai đoạn đầu của bệnh. Đối với các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa nặng như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… thì bạn nên thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo: CHỮA VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG HIỆU QUẢ: LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA