hẳn nhiều bố mẹ cũng băn khoăn không nên mua đồ chơi và trò chơi cho trẻ 3-6 tuổi như thế nào để phát triển hoàn thiện cả về vận động, trí tuệ lẫn các kỹ năng. Vậy bố mẹ hãy tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Đồ chơi và trò chơi cho trẻ 3-6 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này thích bất kỳ thứ gì có thể chơi được, dù chúng có thực sự là đồ chơi hay không. Trí tưởng tượng của trẻ có thể biến một hộp các-tông bình thường thành rất nhiều thứ khác nhau như ô tô, hòm thư, kho chứa đồ, hay con thuyền.
Bởi vậy, bố mẹ nên tận dụng những thứ có sẵn trong nhà. Ví dụ, dùng các vật dụng thường ngày để làm nhạc cụ. Trẻ sẽ rất thích những chiếc hộp đựng mấy đồng xu ở trong để lắc, hay lấy thìa gõ vào cái chậu úp ngược để giả làm trống. Tất nhiên, đôi khi trẻ cũng nên thực hiện những hoạt động tĩnh lặng hơn để vừa chơi, vừa nghỉ ngơi. Ví dụ, những việc như vẽ tranh, đất nặn, cắt dán hình, xem sách… đều là rất cần thiết.
Những trò chơi ngoài trời cũng quan trọng không kém để trẻ được vận động, ví dụ như chơi xích đu (luôn cần có người lớn để ý), đá bóng, ném bóng, đạp xe, chơi cát…
Đồ chơi, trò chơi phù hợp cho trẻ bắt đầu vào tiểu học
Lúc này, trẻ đã xác định được mình muốn chơi gì, nên bố mẹ hãy dựa trên những yêu cầu và sở thích của con để cho con chơi những trò phù hợp.
Nhiều trẻ thích thú những món đồ chơi công nghệ đời mới, nhưng thực tế, những trò đơn giản và cổ điển vẫn luôn thu hút được trẻ. Đó chính là những cuốn sách, bộ xếp hình, đồ chơi xây dựng, tranh ghép hình, dụng cụ để vẽ…, hoặc những đồ chơi khác để chơi ngoài trời như quả bóng, xe đạp, dây để nhảy…
Những thiết bị công nghệ hiện đại như trò chơi điện tử, máy tính bảng, tivi… nếu được sử dụng một cách hợp lý thì cũng rất có ích. Tuy nhiên, bố mẹ nên đặt ra các giới hạn về thời gian trẻ tiếp xúc với những thiết bị này.
Trẻ tiểu học đã bắt đầu có thế giới riêng, nhưng vẫn rất thích chơi với bố mẹ. Những hoạt động như đá bóng hay chơi cờ, chơi ghép hình cùng con… đều rất vui và giúp củng cố sự gắn kết của cả gia đình.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily