Phình mạch máu não là gì?
Là tình trạng của một đoạn mạch máu não bị căng phồng lên hoặc phình to ra, thường xảy ra khi thành mạch bị yếu. Nó có thể xảy ra ở bất kì đoạn mạch nào, ở bất cứ thời điểm nào. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến phình mạch máu não thường là:
- Phình mạch bẩm sinh do dị dạng bẩm sinh ở thành mạch
- Bị chèn ép bởi các khối u
- Chấn thương hoặc các bệnh lý nhiễm trùng khác trên vùng não
- Quan hệ tình dục không đúng cách
- Dùng quá nhiều chất kích thích: cà phê, rượu, bia,…
- Tập luyện thể dục thể thao quá sức
Những đối tượng thường dễ gặp phải tình trạng phình mạch máu não
Khoảng 5% dân số bị phình mạch máu não, nó có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, độ tuổi nào nhưng lứa tuổi thường hay gặp nhất là từ 50 – 60 tuổi. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn so với nam giới và xuất hiện tăng theo độ tuổi.
Bên cạnh đó, còn có những trường hợp, nguy cơ khác cũng có thể bị phình mạch máu não như:
- Tiểu đường, hút thuốc lá, tăng huyết áp,…
- Bệnh nhân bị tổn thương hoặc chấn thương mạch máu, đối tượng nghiện ma túy hoặc biến chứng từ một số loại bệnh nhiễm khuẩn máu
- Trường hợp thừa cân và béo phì có nguy cơ hẹp mạch máu do xơ vữa còn đối với những đối tượng nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh túi phình động mạch não
Phình mạch máu não nguy hiểm như thế nào?
Não tạo ra những hoạt động cao cấp ví dụ như suy nghĩ, tưởng tượng, tính toán,…. nó là một cơ quan quan trọng trong cơ thể. Và là phần trên, trước nhất của hệ thần kinh trung ương đồng thời là cơ quan chủ yếu trong hệ điều hành hệ thần kinh ngoại vi.
Mọi hoạt động trong cơ thể của chúng ta đều phải thông qua sự điều khiển của não bộ, cho nên khi những mạch máu nuôi dưỡng của não bị bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sống trong cơ thể.
Nếu không được điều trị kịp thời, thì không chỉ ảnh hưởng tới việc nuôi não mà còn những bộ phận khác trên cơ thể và thậm chí là tử vong. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, chúng có những biến chứng thường gặp như:
- Rối loạn điện giải
- Túi phình chèn ép làm cho cản trở sự lưu thông dịch não tủy cũng như lưu thông tuần hoàn não. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu não cục bộ và các tai biến mạch máu não
- Vỡ phình mạch tái phát
- Nếu không phát hiện cũng như điều trị kịp thời các túi phình nhỏ thì kích thước túi phình cũng tăng theo từ đó chèn ép não, và đến khi bị vỡ sẽ để lại những biến chứng khó lường.
- Nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng các mạch máu não hoặc các bộ phận khác trong não
Cách phòng chống bệnh phình mạch máu não
Trường hợp bệnh nhân bị phình mạch máu não chưa bị biến chứng, để giúp giảm thiểu biến chứng bị vỡ mạch người bệnh cần phải thực hiện những lời khuyên sau đây:
- Không lạm dụng chất kích thích và hút thuốc: bạn có thể tham khảo tư vấn cai thuốc từ bác sĩ
- Hạn chế caffeine: dùng caffeine có thể tăng huyết áp
- Luyện tập điều độ và ăn uống hợp lý: Luyện tập hàng ngày và thay đổi khẩu phần ăn khoa học sẽ giúp làm giảm huyết áp.
- Không gắng sức: Khi bạn gắng sức có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp
Thông thường, thì bệnh nhân sẽ chẩn đoán phình mạch máu não khi mà đã có biến chứng vỡ, can thiệp cấp cứu. Khi điều trị bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào một số yếu tố để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm một số kiến thức bổ trợ khác liên quan tới bệnh phình mạch máu não như: Nguy cơ do phình mạch não, Cần phát hiện sớm phình mạch não.