Đục thủy tinh thể gây suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù loà, đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường. Cùng Medplus tìm hiểu Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường.
Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể thiếu hụt insulin, hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, khiến đường bị tích tụ trong máu gây tăng đường huyết.
Đường huyết tăng cao tạo ra nhiều “rác thải” trong lòng mạch, gây stress oxy hóa và viêm mãn tính. Hậu quả: mạch máu bị chít hẹp, giảm khả năng nuôi dưỡng các cơ quan và sinh biến chứng trên tim, thận, thần kinh, gan, bàn chân, da… đặc biệt là mắt.
Nghiên cứu cho thấy, người tiểu đường type 1 bị biến chứng mắt sau 3 – 4 năm mắc bệnh nhưng tiểu đường type 2 có thể gặp ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Nguy cơ đục thủy tinh thể ở người tiểu đường
Tiểu đường làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp nhưng nguy hiểm nhất vẫn là bệnh võng mạc đái tháo đường. Đây là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người tiểu đường.
Bệnh võng mạc đái tháo đường
Võng mạc là lớp màng nằm sâu trong đáy mắt chứa rất nhiều mạch máu nhỏ (vi mạch), dây thần kinh, có chức năng thu nhận, dẫn truyền tín hiệu gửi lên não bộ giúp bạn có thể nhìn thấy mọi vật.
Khi đường máu tăng cao, các vi mạch bị phù nề, xuất huyết kết hợp với sự tổn hại dây thần kinh tại đáy mắt có thể gây mù lòa.
Bệnh võng mạc diễn biến theo 2 giai đoạn:
Bệnh võng mạc chưa tăng sinh
Đây là giai đoạn đầu của biến chứng tiểu đường lên mắt. Người bệnh có thể đột nhiên không nhìn rõ kèm theo triệu chứng mờ mắt, nhức hốc mắt hoặc thấy các đốm đen lởn vởn như ruồi bay trước mắt.
Nếu được phát hiện, điều trị sớm, thị lực sẽ được phục hồi. Nhưng ở giai đoạn này, phần lớn người bệnh không hay biết đó là tổn thương mắt do tiểu đường.
Bệnh võng mạc tăng sinh
Sau khi võng mạc bị xuất huyết, cơ thể sẽ thích nghi bằng cách tạo ra mạch máu mới.
Những mạch máu mới dễ vỡ, tạo thành sẹo trên võng mạc, khiến việc phục hồi thị lực trở nên khó khăn. Nguy hiểm hơn, các mô sẹo còn có thể co kéo gây bong, rách võng mạc và dẫn đến mù lòa ở người bệnh tiểu đường.
Đục thủy tinh thể
Phần lớn trường hợp đục thủy tinh thể ở người tiểu đường là do khi đường huyết tăng cao. Khi đó một phần glucose chuyển thành đường sorbitol.
Loại đường này tích tụ ở mắt khiến protein trong dịch kính bị lắng cặn. Nó làm cho người bệnh nhìn không rõ, mắt mờ như có màn sương mù phía trước. Cuối cùng là đục nhân mắt, phải mổ thay thủy tinh thể mới nhìn thấy được.
Cách phòng ngừa biến chứng, giảm mờ mắt cho người tiểu đường
Nguy cơ mù lòa do biến chứng tiểu đường trên mắt có thể giảm nhiều lần nếu được phòng ngừa và điều trị sớm. Dưới đây là các giải pháp bạn nên áp dụng:
+ Giữ cho chỉ số đường huyết khi đói < 7 mmol/l, HbA1c < 7%.
+ Khám mắt ngay sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường và định kỳ kiểm tra 4 – 12 tháng/1 lần
+ Kiểm soát huyết áp, mỡ máu, bỏ hút thuốc lá để giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và xuất huyết võng mạc.
+ Duy trì chế độ ăn lành mạnh: chia nhỏ bữa ăn trong ngày, giảm tinh bột, tăng cường rau củ quả màu xanh thẫm, vàng cam, giàu vitamin C (cam quýt, cà chua, súp lơ…), các loại đậu, cá biển…
+ Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
+ Sử dụng thảo dược chống oxy hóa
Trong số nhiều thảo dược tự nhiên tốt cho mắt thì Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu Kỷ Tử, Nhàu. Chúng đã được chứng minh có tác dụng ổn định đường huyết và bảo vệ mạch máu nuôi dưỡng mắt. Đặc biệt, Câu kỷ tử còn có khả năng ngăn cản quá trình chuyển glucose thành sorbitol. Sorbitol tích lũy ở mắt sẽ gây đục thủy tinh thể. Nhờ đó hỗ trợ phòng ngừa và làm giảm nhức mỏi mắt, mờ mắt do biến chứng tiểu đường.
Xem thêm Phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé