Theo dược liệu Đông Y: HẠ KHÔ THẢO có vị cay, đắng, tính hàn, không độc. Quy kinh: Can, Đởm. Công năng: Thanh hoả, minh mục, tán kết, tiêu thũng.
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Hạ khô thảo, Yến diện, Thiết tuyến hạ khô, Nãi đông, Tịch cú, Mạch tuệ hạ khô thảo, Mạch hạ khô, Bổng trụ đầu hoa, Thiết sắc thảo
- Tên khoa học: Prunella vulgaris L.
- Họ: Bạc hà (Lamiaceae).
2. Mô tả Cây
- Dược liệu: hình chuỳ do bị ép nên hơi dẹt, dài 1,5-8 cm, đường kính 0,8-1,5 cm; màu từ nâu nhạt đến nâu đỏ. Toàn cụm quả có hơn 10 vòng đài còn lại và lá bắc, mỗi vòng lại có hai lá bắc mọc đối trên cuống hoa hay quả như hình quạt, đỉnh nhọn, có gân gợn rõ, mặt ngoài phủ lông trắng. Mỗi lá bắc có 3 hoa nhỏ, tràng hoa thường bị rụng, đài có 2 môi, với 4 quả hạch nhỏ hình trứng, màu nâu với vết lồi trắng ở đầu nhọn. Thể nhẹ, chất giòn, mùi nhẹ, vị nhạt.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Ở Việt Nam, chi Prunella có 1 loài là Hạ khô thảo. Hạnkhô thảo phân bố chủ yếu ở một số vùng thuộc ẤnĐộ, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Australia.
- Ở Việt Nam, cây cũng chỉ gặp ở một số nơi thuộc vùng núi cao, từ l000 m trở lên như Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Sa Pa, Mường Khương, Bát Sát, Bắc Hà (Lào Cai); Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang); Sìn Hồ, Tủa Chùa (Lai Châu); Mù Cang Chải (Yên Bái)…
Thu hoạch
- Sau khi trồng 75-90 ngày, cây ra hoa. Khi nào hoa ngả sang màu nâu (thường thu hái vào mùa hè), thì thu hái phần ngọn cây mang hoa, mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
Bộ phận dùng
- Cụm quả (Spica Prunellae) đã phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo
Chế biến
- Đem phơi hoặc sấy khô. Cây hạ khô thảo sau khi đã qua chế biến có chùy hơi dẹp, dài khoảng 1,5-8cm, đường kính rộng từ 0,8-1,5cm, có màu nâu hoặc nâu đỏ. Dược liệu hạ khô thảo nhẹ, có mùi thơm, vị nhạt và giòn.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, muối vô cơ 3,5% chủ yếu là muối KCl, tinh dầu có chứa camphor, D-fenchon, ít alcol fenchilic, một glucosid đắng là prunelin mà phần không đường là acid ursolic. Ngoài ra, còn có delphinidin, cyanidin.
B. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng hạ huyết áp:
- Hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp khá mạnh trên động vật bình thường hoặc đã được gây cao huyết áp thực nghiệm, đồng thòi có tác dụng co mạch. Tác dụng này không bị ảnh hưởng bởi atropin.
- Các chất tan trong nước của hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng của bệnh cao huyết áp.
2. Tác dụng lợi tiểu:
- Các muối vô cơ trong nước sắc hạ khô thảo, tiêm tĩnh mạch cho thỏ, gây hạ huyết áp, kích thích hô hấp và có tác dụng lợi tiểu.
3. Tác dụng an thần:
- Hạ khô thảo còn có tác dụng an thần. Cao toàn phần và bộ phận không thể xà phòng hoá của toàn cây hạ khô thảo không có tác dụng kích thích hoạt tính thực bào của hệ lưới – nội mô ở chuột nhắt gây nhiễm với Escherichia coli.
4. Tác dụng chống ung thư:
- Trong khi nghiên cứu hoạt tính chống đột biến của các thuốc thảo mộc chống ung thư dùng trong y học Trung Quốc, bằng cách sử dụng hệ thống Salmonella – vi tiểu thể với sự hiện diện của acid picrolonic hoặc benzo (α) pyren để thử nghiệm xem chúng có chứa những chất kháng đột biến trực tiếp hoặc gián tiếp, người ta thấy dịch chiết hạ khô thảo sống được sắc với nước sôi trong 2 giờ theo phương pháp bào chế thông thường có hoạt tính kháng đột biến ờ mức độ vừa phải đối với sự đột biến gây bởi acid picrolonic và có khả năng ức chế hoàn toàn tính chất gây đột biến của benzo (α) pyren.
- – Qua nghiên cứu thực nghiệm bước đầu nhận xét thấy có tác dụng chống sự tăng trưởng của tế bào ung thư di căn (thử nghiệm trên ung thư cổ tử cung của chuột nhắt).
5. Tác dụng kháng khuẩn:
- In vitro, thuốc có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn lao, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đại trường.
6. Tác dụng chống viêm:
- Tiêm dịch từ hạ khô hảo vào xoang bụng chuột con nhận thấy tác dụng chống viêm rõ rệt (theo Trung Dược Học).
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Tính vị: vị cay, đắng, tính hàn, không độc.
- Quy kinh: Can, Đởm.
Công Dụng
- Công năng: Thanh hoả, minh mục, tán kết, tiêu thũng.
- Công dụng:
- Mắt đỏ sưng đau, nhức đầu, chóng mặt, bướu cổ, tràng nhạc, tuyến vú tăng sinh, nhọt vú sưng đau, huyết áp cao.
Lưu Ý
- Kiêng kỵ: Người Tỳ Vị hư yếu không nên dùng hạ khô thảo.
- Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc sử dụng
1. Chữa tràng nhạc, lở loét:
- Hạ khô thảo 200g sắc đặc, uống trước bữa ăn 2 giờ. Hoặc dùng Hạ khô thảo 8g, Cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Thông tiểu tiện:
- Hạ khô thảo 8g, Hương phụ 2g, Cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
3. Chữa cao huyết áp:
- Hạ khô thảo rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ 40g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2-4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ. Hoặc dùng Hạ khô thảo, Bồ công anh, Hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; Hoa cúc, lá Mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống.
4. Chữa xích bạch đới:
- Dùng hạ khô thảo tán nhỏ. Mỗi lần dùng 8g với nước cơm.
5. Chữa vết bầm, vết thương:
- Dùng hạ khô thảo giã và đắp vào vết thương.
6. Chữa mụn nhọt:
6.1. Mụn nhọt sưng tấy:
- Hạ khô thảo 12g, kim ngân 12g, sài đất 12g, bồ công anh 12g, vòi voi l0g, ké đầu ngựa 12g, sinh địa 12g, ngưu tất 12g, cam thảo đất 8g. Sắc uống ngày một thang.
6.2. Mụn nhọt kéo dài:
- Hạ khô thảo 12g, sinh địa 12g, vòi voi 12g, mạch môn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, kim ngân 12g, sài đất 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày một thang.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Namx