Hăm kẽ ở trẻ sơ sinh có triệu chứng gì?
Hăm là hiện tượng da bị viêm ở các vùng nếp gấp. Nóng và ẩm là yếu tố chính gây nên tình trạng này. Bên cạnh đó do, sự cọ xát giữa các nếp gấp đi kèm tác động của mồ hôi, phân, nước tiểu. Cũng có thể khiến làn da tổn thương nặng hơn. Thậm chính gây ra các vết trầy xước da và bội nhiễm.
- Hăm da xuất hiện ở vùng da ở cổ, nách, háng, bẹn, mông, kẽ tay, chân, nếp gấp ở khuỷu tay, cổ tay, chân.
- Gây ra tình trạng bị viêm gây đỏ, đau rát, thậm chí loét da.
- Khi bị hăm da, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, sụt cân.
- Các nếp kẽ bị hăm sẽ chuyển thành đám đỏ, trợt, rỉ dịch do cọ xát sát gây đau đớn.
- Nếu có bội nhiễm vi trùng và nấm thì vùng da bé bị hăm có thể bị sưng tấy tổn thương, chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.
Nguyên nhân trẻ bị hăm da
- Nhiễm khuẩn: Da của trẻ sơ sinh và trẻ em rất mỏng, gấp 5 lần da của người lớn. Dễ bị tổn thương khi vi khuẩn, chất độc hại xâm nhập khi da bị bí và ẩm.
- Nấm trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy dinh dưỡng, sức khỏe trẻ yếu. Hoặc dùng kháng sinh nhiều, da của trẻ không sạch, nấm sẽ phát triển.
- Vùng da có nếp gấp và một số vùng da ẩm ướt có nhiều mồ hôi không được lau khô kịp thời tạo cơ hội cho vi khuẩn hoạt động.
- Bé thường xuyên phải mặc bỉm nên khi bé tè nhiều mà không được thay bỉm kịp thời. Hoặc bị ỉa chảy thì nước tiểu và phân sẽ gây kích ứng vùng da ở mông, bẹn, háng.
- Do trẻ bị mặc tã sai cách, mẹ lạm dụng phấn rôm, bé bị tiêu chảy kéo dài….
Cách chữa và phòng hăm kẽ ở trẻ nhỏ
Cách trị hăm nhanh nhất cho mẹ và bé
Chữa bằng phương pháp dân gian:
- Dầu dừa: đổ một chút dầu dừa lên tay rồi nhẹ nhàng, từ tốn thoa lên vùng da mà bé đang bị hăm đỏ. Massage nhẹ nhàng vùng da đó khoảng 15 – 20 phút để dầu dừa thấm vào da của trẻ. Để con “giải phóng” bỉm tã trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Chỉ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho con.
- Lá trầu không: chuẩn bị nồi đổ khoảng 1 lít, cho lá trầu không vào và đun sôi. Sử dụng một khăn sạch sau đó thấm vào nước trầu không vừa đun sôi. Để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện 3 – 4 lần và kéo dài 4 ngày.
- Lá khế: cho vào cối giã cùng vài hạt muối. Sau đó hòa tan hỗn hợp này trong 1 lít nước sạch. Sử dụng khăn xô lọc bỏ phần bã khế, lấy phần nước tắm cho bé.
Cách chữa hăm cho trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ:
- Rửa bằng nước ấm, không sử dụng xà phòng.
- Sử dụng khăn sạch và thấm lên vùng dễ bị hăm. Không sử dụng khăn giấy ướt hoặc khăn lau có chứa cồn bởi chúng có thể gây kích ứng da.
- Không đóng bỉm cả ngày, nên cho trẻ không mặc vài giờ và mặc quần áo thoáng mát.
- Không nên chà mạnh và vùng da hăm.
- Sau khi rửa xong, lau khô để ngăn ngừa nấm phát triển.
- Rửa tay của bạn sau mỗi lần thay tã để vi khuẩn không lây lan.
- Dùng tã đúng kích cỡ của bé, thay tả cho bé thường xuyên khi tả bị ẩm ướt.
Chữa và phòng bằng cách chăm trẻ đúng chuẩn:
- Thay tã thường xuyên, đặc biệt khi tã bị ướt hoặc bẩn.
- Nếu bé còn mặc tã, ngay khi bé đi tè ướt hoặc bé đi ị ra tã, bạn cần thay ngay cho bé.
- Nếu bé nhà bạn thuộc diện bụ bẫm, các nếp gấp sâu và khít vào nhau. Bạn cần bôi một lớp phấn rôm để làm khô.
- Sử dụng các sản phẩm có chứa dầu hoặc oxit kẽm để làm giảm triệu chứng ngứa và đỏ.
- Với trẻ còn bú mẹ thì sữa mẹ cũng là cách để chữa hăm hăm da cho trẻ, giúp chống nhiễm trùng, đồng thời không gây dị ứng. Các mẹ chỉ cần chà một vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm thường xuyên và để da khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới là được.
Bài viết này giải đáp các thắc mắc về hăm kẽ ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị đúng chuẩn . Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Kiến thức thai kỳ
- Quá trình sinh nở
- Thai nhi theo tuần
- Chuẩn bị mang thai
- Kỹ năng chăm con
- Phương pháp dạy con
Bài viết được tham khảo: wikimedia