Khi trẻ quấy khóc, nhiều bố mẹ thường đung đưa hoặc rung lắc để trấn an trẻ. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến trẻ bị mắc phải hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh. Vậy hội chứng này là gì và có thể gây hại cho trẻ thế nào, bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh là gì?
Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh là một thuật ngữ trong ngành y được dùng để chỉ những thương tổn ở não do việc lắc mạnh trẻ gây ra. Thông thường, hội chứng này gặp nhiều ở trẻ dưới hai tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh. Lý do chính là bởi trẻ có cơ cổ rất yếu nên việc giữa đầu được ổn định là rất khó khăn. Khi rung lắc mạnh, đầu trẻ sẽ di chuyển dữ dội qua lại dẫn đến các chấn thương ở não. Nguy hiểm hơn, não sẽ thiếu oxy và có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh
Nguyên nhân chính của hội chứng này là do bố mẹ hoặc người chăm sóc hoặc bất kỳ người lớn nào bế trẻ rung lắc trẻ quá mạnh. Khi còn nhỏ, trẻ có thể quấy khóc và điều này khiến người chăm sóc cảm thấy áp lực, mệt mỏi. Trong một vài trường hợp, khi không thể kiềm chế bản thân, người chăm sóc hoặc người lớn bế trẻ có thể có hành vi bạo lực mà không hề hay biết.
Triệu chứng của hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh
Hội chứng rung lắc thường không có dấu hiệu rõ ràng về thương tích hoặc bị bạo lực thể chất ở bên ngoài. Đó là lý do vì sao các bác sĩ và bố mẹ chỉ có thể biết được hội chứng này thông qua những tổn thương bên trong. Khi não bị phù nền sau chấn thương, triệu chứng của hội chứng này mới biểu hiện rõ ràng. Một số có thể xuất hiện ngay khi trẻ bị rung lắc, đại đa số sẽ xuất hiện khi não bị tổn thương nặng sau 4 đến 6 giờ bị trẻ bị rung lắc. Để biết được trẻ có bị rung lắc mạnh hay không, bố mẹ có thể xem xét một số dấu hiệu dưới đây:
- Thay đổi mức độ ý thức hoặc hành vi như ngủ nhiều hơn hoặc hay quấy, hay khóc hơn bình thường. Đôi khi, trẻ có thể hôn mê.
- Co giật
- Bỏ bú hoặc bú giảm. Đôi khi, trẻ bị ọc sữa.
- Trẻ có tư thế đầu cúi xuống và lưng cong.
- Thở bất thường: trẻ thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở, mặt tím tái.
- Tim ngừng đập.
- Tử vong
- Ngoài ra trẻ bị thương tổn liên quan đến bạo lực như vết bầm tím hay sưng ở ngoài da…
Tác hại của việc rung lắc trẻ sơ sinh
Ban đầu, hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh có thể chỉ gây ra các triệu chứng khá nhẹ. Tuy nhiên, nếu để lâu, trẻ có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và tinh thần trong suốt quãng đời còn lại. Kể cả khi trẻ trông hoàn toàn khỏe mạnh ngay sau khi bị rung lắc, sau đó trẻ vẫn có nguy cơ gặp các vấn đề như:
- Giảm thị lực
- Nghe kém
- Chậm phát triển nhận thức và vận động. Trẻ có thể bị rối loạn ngôn ngữ, nhận thức và hành vi. Việc tập trung và ghi nhớ mọi thứ với trẻ cũng khó.
- Động kinh
Chính vì thế, ngay khi nghi ngờ trẻ mắc phải hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Điều này có thể giúp hạn chế những biến chứng không đáng có và những điều không may xảy đến.
Điều trị hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh thế nào?
Điều đầu tiên bố mẹ nên làm đó là đưa trẻ đi việc để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và ngăn chặn não không bị tổn thương thêm nữa. Tại đây, các bác sĩ sẽ hỏi để biết vị trí tổn thương ở đâu. Từ đó, đưa ra một số xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm máu
- X-quang nhằm đánh giá gãy xương hay khối sưng bất thường
- CT scan não, ngực hoặc bụng để xác định cơ quan bị tổn thương. Trong một số trường hợp, trẻ cần chụp MRI.
Để đưa ra được phương pháp điều phù hợp, các bác sĩ sẽ dựa trên các xét nghiệm trên và đánh giá các thương tổn của trẻ. Trẻ có thể được điều trị thông qua một số phương pháp như:
- Trong trường hợp trẻ không thể tự thở, bác sĩ sẽ đặt một ống vào trong đường thở để giúp hỗ trợ quá trình hô hấp của trẻ.
- Nếu trẻ có chảy máu và phù nề não, bác sĩ sẽ phẫu thuật cấp cứu.
- Khi có xương gãy, các bác sĩ sẽ bó bột hoặc nẹp cố định lại.
- Khi trẻ bị co giật, trẻ sẽ cần điều trị với thuốc.
Cách phòng ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh
Phòng ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh không hề khó. Dẫu biết rằng việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản, nhất là với bố mẹ có con đầu lòng nhưng bố mẹ hãy luôn bình tĩnh nhé. Điều quan trọng cần nhớ là không được rung lắc trẻ sơ sinh, ném hoặc đánh trẻ.
Mỗi khi cảm thấy bực bội với trẻ, bố mẹ hãy cho trẻ vào nôi hoặc một nơi thật an toàn. Sau đó, hãy rời khỏi phòng cho đến khi cơn tức giận qua đi hoặc có người nhà trợ giúp. Việc trẻ khóc một mình vẫn an toàn hơn việc rung lắc trẻ để trấn an trẻ.
Trong trường hợp trẻ khóc quá nhiều và bố mẹ không thể dỗ dành trẻ, hãy tìm đến sự giúp đỡ của ông bà để được hỗ trợ chăm sóc trẻ. Trong một vài trường hợp, bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám xem có bệnh lý nào khiến trẻ khóc.
Ngoài ra, cũng đừng bế con trong lúc cãi vã hay đánh nhau. Nếu bố hoặc mẹ gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát cảm xúc, hãy đến gặp bác sĩ hoặc tập thiền để tiết chế lại. Bố mẹ cũng nên hạn chế để trẻ một mình với những người chăm sóc mà bố mẹ không tin tưởng hoặc những người có dấu hiệu bạo lực.
Ngoài với việc có nên rung lắc trẻ sơ sinh khi ngủ hay không thì câu trả lời là không. Việc rung lắc quá nhiều như vậy trong lúc trẻ ngủ không những tạo ra thói quen xấu mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ..
Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu bố mẹ chuẩn bị trước tinh thần và học cách bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bố mẹ tự tin hơn trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily