Cùng Medplus tìm hiểu các thông tin quan trọng về căn bệnh hội chứng trung thất bạn đọc nhé!

1. Tổng quan về hội chứng trung thất
Về lâm sàng
Bờ phải trung thất bao gồm:
- Thân tĩnh mạch – cánh tay đầu phải.
- Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới.
- Tâm nhĩ phải.
- Rốn phổi phải.
Bờ trái trung thất bao gồm:
- Động mạch dưới đòn trái.
- Quai động mạch chủ và cung động mạch phổi.
- Tâm thất trái.
- Rốn phổi trái.
Các khoang trung thất:
- Trung thất trước được giới hạn bởi phía trước là bờ sau xương ức, phía sau là bờ trước tim.
- Trung thất giữa được giới hạn từ bờ trước tim đến mặt trước cột sống, bao gồm các cơ quan như: thực quản, khí quản và phế quản gốc, tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, thần kinh X và thần kinh quặt ngược thanh quản.
- Trung thất sau giới hạn từ mặt trước cột sống đến mặt sau cột sống, bao gồm các cấu trúc: động mạch chủ xuống, tĩnh mạch đơn và bán đơn, xương cột sống và các cấu trúc liên quan cột sống.
- Trung thất trên nằm ở phía trên cùng, bao gồm: tuyến giáp, thực quản, khí quản, quai động mạch chủ và các mạch máu lớn.
2. Triệu chứng hội chứng trung thất
Hội chứng trung thất gồm có bốn triệu chứng:
- Triệu chứng chèn ép khí phế quản.
- Triệu chứng chén ép các mạch máu.
- Triệu chứng chèn ép thực quản.
- Triệu chứng chèn ép dây thần kinh.
Tuy vậy, ít khi có đủ bốn loại triệu chứng cùng một lúc ở một người bệnh có khi có những khối u rất to mà chỉ xô đẩy các thành phần của trung thất chứ không gây ra một sự chèn ép nào.
Triệu chứng chèn ép khí phế quản
Có ba triệu chứng chính:
Khó thở: Thường là khó thở vào, có thể kèm theo tiếng thở rít và rút lõm trên, ưới ức. Hay xảy ra ở một vài tư thế, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.
Ho: Ho khan, ho từng cơn và oang oang, nghe như rống lên. Có khi ho ra máu.
Đau ngực: Tính chất của đau ngực they đổi tuỳ theo địa điểm của chèn ép.
Có khi đau ở một chỗ cố định.
Có khi đau dọc theo xương sườn, kiểu đau dây thần kinh liên sườn.
Có thể đau lan lên cổ và hai tay.
Triệu chứng chèn ép các mạch máu
Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên.
Sự chèn ép tĩnh mạch chủ trên, gây ứ máu ở não, người bệnh thường bị:
Nhức đầu, khó ngủ làm việc trí óc chóng mệt.
Tím mặt: Mới đầu chỉ có thể có ở môi, má,tai, tăng lên khi ho và gắng sức. Sau cùng, cả nửa người trở nên tím ngắt hoặc đỏ tía.
Phù: Phù ở mặt, cổ, lồng ngực, lưng có khi cả hai tay, cổ thường to hạch, làm cho người bệnh không cài được khuy cổ (phù kiểu áo choàng).
Tĩnh mạch nổi to: Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi to lên. Tĩnh mạch bàng hệ phát triển, các lưới tĩnh mạch nhỏ ở dưới da bình thường không nhìn thấy hoặc không có, bây giờ nở to ra, ngoằn ngoèo, đỏ hay tím.
3. Chẩn đoán hội chứng trung thất
Xác định tổn thương thuộc trung thất trên phim X quang bằng các đặc điểm cơ bản sau:
- Bờ ngoài rõ, liên tục, bờ trong không rõ.
- Tạo góc tù với trung thất.
- Không có hình ảnh khí phế quản đồ.
Các dấu hiệu hình ảnh trong chẩn đoán hình ảnh xác định tổn thương của hội chứng trung thất:
Dấu hiệu bóng mờ
- Nếu bóng mờ xóa một phần hay toàn bộ bờ tim thì tổn thương ở phần trước, thuộc thùy giữa hoặc thùy lưỡi của phổi, trung thất trước hoặc phần trước của khoang màng phổi.
- Nếu bóng mờ chồng lên nhưng không xóa bờ tim thì bất thường nằm ở phần sau, thuộc thùy dưới của phổi, trung thất sau hoặc phần sau của khoang màng phổi.
Dấu hiệu cổ ngực
Đây là dấu hiệu cho thấy tổn thương nằm ở trung thất trên, nếu bờ trên qua khỏi bờ trên xương đòn thì nằm ở phần sau trung thất, nếu không qua khỏi xương đòn thì bất thường nằm ở trung thất trước.
Dấu hiệu ngực bụng
Dấu hiệu này giúp xác định tổn thương nằm ở ngực (trung thất) hay là ở bụng. Nếu khối mờ trên phim X quang có đáy thấy rõ khi đi qua vòm hoành (bản chất là khí) thì tổn thương thuộc ngực (trung thất), nếu ngược lại thì khả năng thuộc phần bụng.
Dấu hiệu che lấp rốn phổi
Nếu tổn thương che lấp rốn phổi nhưng bên trong khối mờ vẫn có sự hiện diện của động mạch phổi thì chắc chắn tổn thương không thuộc rốn phổi. Khi đó cần xác định thêm có xóa bờ tim không, nếu có thì tổn thương đó nằm trước động mạch phổi, ngược lại thì nằm sau động mạch phổi.
Dấu hiệu hội tụ mạch máu
Dấu hiệu này giúp phân biệt khối mờ là do lớn động mạch phổi hay là u trung thất
- Nếu mạch máu hướng về phía trung tâm bóng mờ, mạch máu dừng lại ở bờ hoặc đi ra khỏi bóng mờ không quá 1 cm thì nghĩ đến nhiều tổn thương đó là do lớn động mạch phổi.
- Nếu mạch máu hướng về một điểm không phải trung tâm thì nghĩ đến tổn thương là một u trung thất.
Theo đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán khối u trung thất dựa vào vị trí xuất hiện: Bướu giáp thòng, Bướu tuyến hung, Bướu dị hình, U hạch, Thoát vị qua lỗ Morgagni, Nang phế tâm mạch, Nang phế quản, Thoát vị qua khe thực quản, Khối u thực quản, Túi phình động mạch chủ, Thoát vị qua lỗ Bochdalek, Bướu thần kinh.
4. Điều trị hội chứng trung thất
Chẩn đoán hình ảnh của hội chứng trung thất trên phim X quang giúp các bác sĩ phát hiện được nhiều bệnh lý, từ đó sẽ giúp người bệnh sớm có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên bệnh nhân cũng nên lựa chọn các địa chỉ thăm khám uy tín, bởi kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại để cho ra X-quang rõ nét nhất.

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về hội chứng trung thất, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :