Bà bầu bị ngôi thai ngược phải làm sao?
Ngôi thai ngược (hay còn gọi là thai ngôi mông) là tình trạng phần mông của thai nhi hướng xuống phía dưới cổ tử cung nên khi mẹ bầu “vượt cạn”, phần mông và chân của bé yêu sẽ ra trước, còn phần đầu ra sau. Mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy cơ cao bị sa dây rốn và các cơn đau chuyển dạ có cường độ mạnh hơn, quá trình sinh nở kéo dài hơn. Đa phần những trường hợp này mẹ bầu phải sinh mổ. Vậy bà bầu bị ngôi thai ngược phải làm sao?
Bà bầu bị ngôi thai ngược được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị ngôi thai ngược
Trong thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần thai 28, chỉ có 15% thai nhi vẫn ở ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, hầu hết thai nhi sẽ quay đầu để quá trình sinh của mẹ diễn ra được dễ dàng hơn. Tới tuần thứ 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%.
Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng ngôi thai ngược có thể kể đến như:
1. Nguyên nhân từ mẹ
- Nước ối quá nhiều trong túi ối. Đây là tình trạng phổ biến ở các bà mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Do đó, thai nhi sẽ có nhiều không gian để chuyển động hơn bình thường nên có thể ở vị trí bất kỳ trong những tuần cuối.
- Nước ối quá ít. Thai nhi bị mắc kẹt và không có đủ không gian để quay đầu.
- Sinh đôi hoặc sinh ba.
- Tử cung có hình dạng bất thường.
- Lạm dụng thuốc.
- Mẹ lớn tuổi.
2. Nguyên nhân từ thai nhi
- Sinh non nên chưa kịp quay đầu.
- Dị tật thai nhi.
- Dây rốn ngắn.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị ngôi thai ngược
Các triệu chứng của ngôi thai ngược điển hình như:
Sờ vùng bụng trên của bà bầu sẽ cảm nhận được đầu bé. Đó là khối tròn, cứng và di động qua lại được. Trong khi phần mông thường mềm, không rõ khối và không di động.
Bà bầu có thể than phiền là có gì cứng ngay dưới sườn và cảm giác khó chịu vì nó.
Nếu màng ối đã vỡ và thấy có phân su trào ra cũng là 1 dấu hiệu. Vì phân su sẽ xuất hiện ở lần đi cầu đầu tiên của bé. Nếu mông bé gần lối ra của âm đạo, bác sĩ sẽ dễ thấy phân su hơn.
Thấy chân hoặc mông ra trước.
Sa dây rốn.
Bất thường biểu đồ đo cơn gò – tim thai.
Ngôi ngược thường được chẩn đoán bởi siêu âm, thỉnh thoảng là X-quang.
Cách điều trị ngôi thai ngược cho mẹ bầu
Ngôi thai ngược là một tình trạng nguy hiểm vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị ngôi thai ngược.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị ngôi thai ngược, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được hướng dẫn điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp giúp xoay ngôi thai. Tuy nhiên mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn.
- Nằm theo tư thế độ dốc, đầu thấp, mông cao. Cách đơn giản nhất để thực hiện tư thế này là nằm trên một mặt phẳng và kê gối cao lên mông. Làm điều này 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút, khi bụng không quá đói cũng không quá no và vào lúc bé đang hoạt động. Cố gắng thư giãn và hít thở sâu khi tập, tránh căng cơ bụng.
- Chống chân. Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn nhà bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự như động tác trên và mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37.
- Bơi lội. Để giúp bé xoay đầu đúng hướng, mẹ không nên bỏ qua bơi lội. Bơi lội còn giúp mẹ bầu thả lỏng, thư giãn và giảm các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu có thể bơi trong suốt thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30.
- Phương pháp nóng-lạnh. Đơn giản là mẹ bầu dùng khăn thấm lạnh, nhẹ nhàng đắp lên vùng bụng rồi lại dùng khăn thấm nước ấm đắp lên. Nhiệt độ nóng-lạnh đan xen phần nào kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.
- Nghe nhạc. Hãy để loa nghe nhạc ở phía dưới bụng và trò chuyện hàng ngày với bé. Cách này giúp kích thích bé di chuyển gần hơn đến vị trí có âm thanh và cũng giúp thai nhi quay đầu.
Bà bầu bị ngôi thai ngược có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Tình trạng ngôi thai ngược không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ sẽ có nguy cơ gặp bất thường trong quá trình chuyển dạ. Khi ngôi thai ngược, áp lực của mông thai nhi tác động lên tử cung không nhiều bằng vùng đầu nên thời gian chuyển dạ thường kéo dài. Ngoài ra, khi sinh thường trong trường hợp thai ngôi mông, mẹ còn có nguy cơ bị sa dây rốn. Dây rốn trượt ra ngoài khi sinh sẽ làm ngưng trệ quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai, khiến thai dễ bị suy, thậm chí là tử vong.
Những tình trạng ngôi thai ngược thường gặp ở bà bầu
- Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược.
- Yếu tố khiến ngôi thai bị ngược.
- Thai ngược nên mổ ở tuần bao nhiều.
- Ngôi thai ngược tuần 38.
- Cách xoay ngôi thai ngược.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị ngôi thai ngược phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị ngôi thai ngược trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp