Bà bầu bị nhiễm nấm Candida phải làm sao?
Trên thực tế, môi trường vùng kín nữ giới thông thường đã ẩn chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và nấm khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Khi mang thai, số lượng này tăng lên gấp nhiều lần do độ pH ở âm đạo nữ giới có sự thay đổi. Hơn nữa, khi mang thai dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường nên càng tạo điều kiện cho các loại nấm âm đạo như nấm candida trú ẩn và xuất hiện khi gặp thuận lợi, dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa, đặc biệt là nấm âm đạo. Vậy bà bầu bị nhiễm nấm Candida phải làm sao?
Bà bầu bị nhiễm nấm Candida được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị nhiễm nấm Candida
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng nhiễm nấm Candida ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
Estrogen lại là hormone liên quan trực tiếp đến lượng huyết trắng tiết ra ở âm đạo. Nồng độ estrogen tăng cao đồng nghĩa huyết trắng cũng được tiết ra nhiều hơn, tạo môi trường nóng, ẩm, phù hợp cho sự phát triển của nấm Candida và gây viêm âm đạo ở phụ nữ có thai.
2. Mất cân bằng pH
Ở sinh lý bình thường, pH âm đạo ở mức tối ưu 3.5- 4.5, có tính acid nhẹ. Đây là hàng rào bảo vệ tự nhiên giúp kiểm soát hoạt động và sự phát triển của nấm, hại khuẩn tồn tại sẵn có ở âm đạo. Đồng thời, tiêu diệt các yếu tố có hại xâm nhập từ bên ngoài vào. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, khiến pH âm đạo trở nên kiềm tính hơn và mất cân bằng. PH thay đổi tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn có hại tại chỗ và xâm nhập từ bên ngoài phát triển, tấn công và gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho bà bầu, bao gồm viêm do nấm Candida.
3. Suy giảm sức đề kháng
Trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm hơn so với lúc bình thường. Ốm nghén khiến mẹ bầu không thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn, kèm theo đó là stress, căng thẳng khiến sức đề kháng suy giảm. Các lợi khuẩn trong hệ cân bằng vi sinh vật yếu đi, không còn khả năng ức chế, kiểm soát hoạt động của nấm Candida nữa. Chúng sẽ nhân cơ hội này mà phát triển, gây bệnh.
4. Tăng thân nhiệt
Sự thay đổi hormone trong cơ thể và tăng tỷ lệ trao đổi chất khiến cơ thể tăng hoạt động nhiều hơn. Đó là nguyên nhân, thân nhiệt của mẹ bầu thường cao hơn khi mang thai. Thân nhiệt cao tương đương nhiệt độ vùng kín cũng cao hơn. Vùng kín nóng, ẩm còn gì phù hợp hơn cho sự phát triển của nấm Candida.
5. Chế độ ăn nhiều đường
Với những mẹ bầu nghén ngọt, chế độ ăn tăng lượng đường giúp cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho nấm Candida phát triển. Những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, cũng có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị nhiễm nấm Candida
Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida thường dễ nhận biết, điển hình như:
Khí hư ra nhiều, không mùi.
Ngứa ngáy vùng kín.
Đau rát khi đi tiểu.
Sưng đỏ âm hộ.
Đau rát khó chịu khi quan hệ.
Những tình trạng nhiễm nấm Candida thường gặp ở bà bầu
- Thuốc trị nấm Candida cho bà bầu.
- Mẹ bị nấm có nên sinh thường.
- Bị nấm khi mang thai có nguy hiểm không.
- Đặt thuốc trị nấm khi mang thai.
- Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc.
- Bị nấm Candida khi mang thai 3 tháng cuối.
Cách điều trị nhiễm nấm Candida cho mẹ bầu
Nhiễm nấm Candida tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh tình trạng khó chịu và những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị nhiễm nấm Candida.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị nhiễm nấm Candida, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Khí hư ra nhiều.
- Đau rát khi đi tiểu.
- Sưng đỏ âm hộ.
- Đau rát khó chịu khi quan hệ.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị nhiễm nấm Candida tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo kết hợp với chú ý giữ vệ sinh và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Có thể sử dụng một số loại kem bôi âm đạo, kem chống nấm. Tuy nhiên cần theo khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Luôn chú ý giữ vệ sinh vùng kín.
- Mặc đồ lót thông thoáng.
- Tránh dùng tampon, không lạm dụng các dung dịch tẩy rửa.
- Không thụt rửa sâu âm đạo.
- Kiêng quan hệ tình dục.
Bà bầu bị nhiễm nấm Candida có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, mẹ bầu bị nhiễm nấm Candida vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, không được kiểm soát tốt, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thai nhi.
Bị nấm Candida khi mang thai mà không điều trị dứt điểm sẽ lây sang thai nhi, trường hợp nặng có thể gây ra tình trạng sinh non ở sản phụ, nặng hơn có thể làm thai nhi tử vong trong tử cung.
Nếu như người mẹ bị nhiễm nấm Candida khi mang thai thì bé sơ sinh khi được sinh thường qua âm đạo, có thể dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm. Người mẹ bị nấm âm đạo khi mang thai dễ dẫn đến sinh non hoặc trẻ suy dinh dưỡng. Nếu trẻ đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non tháng, sức đề kháng yếu có thể gây viêm phổi do nấm. Nghiêm trọng hơn, khi nuốt phải nấm trên đường ra đời, trẻ còn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột.
Những lưu ý khi bà bầu bị nhiễm nấm Candida
Bà bầu bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu nhiễm nấm Candida:
- Các loại ngũ cốc như đậu tương, yến mạch.
- Các loại rau họ cải. Một số rau cải như bắp cải, rau arugula, củ cải, bông cải xanh và cải bruxen có chứa lưu huỳnh, nitơ và những hợp chất isothiocyanates giúp chống lại các tế bào ung thư phát triển.
- Các loại dầu thực vật.
- Các loại thực phẩm làm gia vị như hành tây, tỏi.
- Một số loại hạt như hạt lanh, hạt bó đỏ, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt cải.
- Sữa chua.
- Rong biển.
Bà bầu bị nhiễm nấm Candida không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị nhiễm nấm Candida không nên ăn:
- Các loại hải sản như cá biển, bạch tuộc, tôm, cua.
- Các chất kích thích.
- Các món cay nóng.
- Các loại thức ăn ngọt, béo, nhiều dầu mỡ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị nhiễm nấm Candida phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị nhiễm nấm Candida trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp